Được biết đến là một trong những tổ tiên đầu tiên của loài người, cộng đồng người Neanderthal sống cách đây gần 300.000 năm, bỗng nhiên biến mất một cách bí ẩn. Vậy nguyên nhân là do đâu? Đi tìm câu trả lời, các nhà khoa học cuối cùng đa phát hiện ra những manh mối đầu tiên.
Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học Trường đại học Cambridge, Anh quốc về lịch sử quá trình tiến hoá và phát triển của loài người đã pháthiện: Cùng thời điểm sinh sống của người Neaderthal 300.000 năm về trước, những con người hiện đại đầu tiên cũng bắt đầu xuất hiện ở châu Phi - nơi vẫn được xem là cái nôi của loài người trên trái đất.
Theo GS. Paul Mellar -chuyên gia nghiên cứu về thời kỳ tiền sử và tiến hoá của loài người tại Viện Khảo cổ học - cho biết: Đối mặt với sự cạnh tranh để tồn tại, người Neanderthal dường như gặp nhiều khó khăn hơn, số lượng người Neanderthal cũng bắt đầu giảm đi một cách đáng kể và biến mất hoàn toàn vào khoảng 40.000 năm trước.
Nhóm nghiên cứu của GS. Paul Mellar cũng phát hiện những bằng chứng khai quật di tích khảo cổ cho thấy: cộng đồng những người hiện đại đã phát triển và sống rải rác khắp nơi trên diện tích gấp 10 lần diện tích sinh sống của người Neanderthal.
Người hiện đại với đặc điểm não bộ phát triển hơn và tính cộng đồng cao hơn người Neanderthal đã chiếm ưu thế trong quá trình phát triển. Các dấu vết lưu lại cho thấy sự phát triển của cộng đồng con người hiện đại có mặt ở khắp mọi nơi: từ các hình vẽ trong các hang động cho tới sự xuất hiện của các công cụ lao động… Chính sự phát triển của trình độ này đã giúp người hiện đại vượt qua người Neanderthal. Khoảng 100.000 năm trước, người hiện đại bắt đầu rời châu Phi, di cư tới các châu lục mới. Các vết tích để lại cho thấy sự có mặt của một số lượng đông đảo cộng đồng người hiện đại tại châu Âu và châu Á khoảng 20.000 năm trước khi người Neanderthal biến mất.
![]() Hình ảnh mô phỏng những người Neanderthal cổ. |
Nguyên nhân của sự biến
mấtSự giao phối giữa những cộng đồng người thời đó là một cách sinh tồn hết sức tự nhiên. Nhờ có sự pha trộn gen, chọn lọc các gen có tính trội, những con người khỏe mạnh ra đời có thể tránh được bệnh tật và tiếp tục tồn tại. Các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Stanford, California, Mỹ cũng chỉ ra rằng: Những người hiện đại đầu tiên để bảo vệ giống nòi cũng chọn cách giao phối với người Neanderthal để có thể tồn tại và tránh được một số bệnh tật. Sự pha trộn giống nòi giữa hai tổ tiên của loài người đã giúp cho những thế hệ sinh ra sau này có hệ miễn dịch tốt hơn. Kháng thể bạch cầu HLA - C* 0702 được tìm thấy có trong các di tích hoá thạch của người Neanderthalvà không hề có ở những người được coi là người hiện đại sống tại châu Âu và châu Á. Vậy vì lý do gì, những người hiện đại tồn tại vào thời điểm sau này (khi người Neanderthal đã hoàn toàn biến mất) lại có những kháng thể bạch cầu dạng này? Câu trả lời đã được các nhà di truyền học đưa ra đó chính là sự kết hợp giữa người hiện đại và người Neanderthal đã giúp các thế hệ sau này có mang gen và kháng thể kết hợp.
Ngoài ra, nghiên cứu tương tự về sự xuất hiện của kháng thể HLA - A*11 ở những người hiện đại sống ở châu Á cũng cho thấy loài người hiện đại còn giao phối khác loài với cả loài người tiền sử Denisovans (dấu vết hoá thạch được tìm thấy ở Siberia). Sự xuất hiện các gen và kháng thể vượt trội ở người Neanderthal và người Denisovans được lý giải là bởi họ đã sống ở những vùng đất khắc nghiệt hơn bên ngoài lục địa châu Phi hơn 200.000 năm trước khi tiếp xúc với loài khác, do vậy cơ thể họ tự hình thành nên các kháng thể này.
BÙI NGỌ C MINH (Daily Mail Reporter)