Lý giải nguyên nhân trẻ em miễn dịch với COVID-19 tốt hơn người lớn (phần 2)

07-10-2021 18:05 | Quốc tế
google news

SKĐS - Tại sao trẻ em có thể miễn dịch với SARS-CoV-2 tốt hơn người lớn? Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em không nhiễm virus nhiều như người lớn, nhưng qua xét nghiệm kháng thể thì không hẳn như vậy.

Lý giải nguyên nhân trẻ em ít mắc COVID-19 hơn người lớn (phần 1)Lý giải nguyên nhân trẻ em ít mắc COVID-19 hơn người lớn (phần 1)

SKĐS - Theo tạp chí khoa học Nature, hệ miễn dịch bẩm sinh có thể là chìa khóa lý giải tại sao trẻ em ít mắc COVID-19 hơn người lớn. Tuy nhiên, biến thể Delta vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa thể biết trước.

Trẻ em có ít nhiễm virus SARS-CoV-2 hơn so với người lớn?

Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ em chỉ đơn giản không nhiễm virus nhiều như người lớn. Nhưng dữ liệu thông qua xét nghiệm kháng thể cho thấy trẻ em nhiễm  COVID-19 gần bằng người lớn mặc dù trẻ em dưới 10 tuổi  ít bị nhiễm virus hơn.

Giải mã cơ chế miễn dịch của trẻ em đối với COVID-19 là điều mà các nhà khoa học đang tìm kiếm

Giải mã cơ chế miễn dịch của trẻ em đối với COVID-19 là điều mà các nhà khoa học đang tìm kiếm

Viện Nhi khoa Mỹ nhận thấy rằng, đến tháng 8, khoảng 15% trong tổng số các ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ ở người dưới 21 tuổi (Khoảng trên 4,8 triệu người trẻ tuổi ở Mỹ).

Một khảo sát ở Ấn Độ cho thấy, hơn một nửa trẻ em từ 6-17 tuổi và 2/3 dân số đã sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Họ thuộc nhóm những người đã khỏi COVID-19 hoặc sau khi tiêm vaccine. 

Đâu là 'chìa khóa' miễn dịch với COVID-19 ở trẻ em, thanh thiếu niên?

Trong suốt đại dịch COVID-19, gần 15% các ca bệnh ở Mỹ là trẻ em. Tuần cuối cùng của tháng 8/2021, trên 22% số ca công bố hàng tuần là trẻ em. Số ca mắc ở trẻ em tăng còn do tỷ lệ tiêm ngừa COVID-19 ở người lớn cao.

Rõ ràng, trẻ em đang bắt đầu nhiễm COVID-19 nhiều lên. Nhưng tại sao trẻ em lại chỉ có các triệu chứng nhẹ và ít trở bệnh nặng như người lớn? Có thể do virus không thể sinh sôi như ở cơ thể người lớn.

Men chuyển ACE2 virus SARS-CoV-2 dùng để thâm nhập tế bào

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trẻ em có thể có ít thụ thể ACE2 (men chuyển angiotensine 2) mà virus SARS-CoV-2 dùng để thâm nhập và khiến các tế bào nhiễm bệnh. Có bằng chứng liên quan tới sự khác biệt về tuổi tác đối với biểu hiện của thụ thể ACE2 ở mũi và phổi. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học đo tải lượng virus ở đường hô hấp trên thì không thấy sự khác biệt rõ rệt giữa trẻ em và người lớn.

Kháng thể sau khỏi cảm lạnh, cảm cúm có ngăn ngừa COVID-19?

Trong một phân tích trên 110 trẻ em hay bị hắt hơi sổ mũi quanh năm. Những trẻ em này dường như phơi nhiễm với các loại virus thuộc chủng corona mà gây ra chứng cảm lạnh thông thường nhiều hơn. Do đó cơ thể của các  em này có sẵn kháng thể có khả năng ngăn chặn virus thâm nhập.

Cũng có bằng chứng cho rằng người lớn cũng có khả năng miễn dịch này. Những kháng thể phản ứng chéo này cũng không có công dụng đặc biệt, trong vài trường hợp có thể dẫn tới phản ứng 'lạc đường'.

Thêm giả thuyết về miễn dịch của trẻ em trước COVID-19

Do các giả thuyết trên chưa đủ sức thuyết phục, BS. Betsy Herold (chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tại ĐH Y Albert Einstein) và các đồng nghiệp tìm kiếm xem liệu còn điều gì đặc biệt ở hệ miễn dịch của trẻ em giúp tăng sức đề kháng với COVID-19.

Đầu mối nằm ở lưu thông máu ở những người nhiễm bệnh. Một nghiên cứu so sánh 65 người trẻ dưới 24 tuổi với 60 người cao tuổi, Herold và các đồng nghiệp của bà nhận ra rằng, nhìn chung, bệnh nhân ít tuổi hơn (những người có triệu chứng nhẹ hơn) sản sinh ra lượng kháng thể tương đương với người cao tuổi.

Hệ miễn dịch bẩm sinh ở trẻ em được cảnh báo sớm nhờ protein báo hiệu  interferon-γ và interleukin-17 

Trẻ em trong nghiên cứu có lượng protein báo hiệu interferon-γ và interleukin-17 cao hơn. Những protein này cảnh báo hệ miễn dịch về sự xuất hiện của mầm bệnh. Điều này có được nhờ vào các tế bào được sản sinh ra ở đường thở, liên quan tới trung gian hệ miễn dịch bẩm sinh.

Phản ứng miễn dịch thích nghi quá mức có thể gây ra biến chứng ở người lớn 

Bà Herold ngờ rằng trẻ em có phản ứng miễn dịch thích nghi kém năng động hơn bởi hệ miễn dịch bẩm sinh hiệu quả hơn để loại trừ mối đe dọa từ virus. Phản ứng miễn dịch thích nghi quá mức ở người lớn có thể gây ra một vài biến chứng ở người mắc COVID-19 do các tế bào miễn dịch quay lại tấn công cơ thể.

Người trẻ giảm được lượng tế bào và kháng thể chuyên biệt liên quan tới phản ứng miễn dịch thích nghi (cơ thể 'học' về mầm bệnh để rồi tiêu diệt tác nhân gây bệnh). Đặc biệt, trẻ em có lượng kháng thể trung hòa ngăn ngừa SARS-CoV-2 khỏi lây nhiễm thấp hơn; các kháng thể đánh dấu tế bào nhiễm để các tế bào khác tiêu diệt, và tế bào bạch cầu được biết tới như tế bào T trong vai trò điều phối và hỗ trợ.

Một nghiên cứu khác do các nhà khoa học Hong Kong thực hiện so sánh giữa người lớn và trẻ em nhiễm SARS-CoV-2 cũng tìm thấy phản ứng thích nghi.

Tuy nhiên, các nhân tố như giảm nhiễm trùng và phản ứng thích nghi nhắm đích hơn cũng quan trọng. Các nhà nghiên cứu thấy rằng trẻ em bị nhiễm COVID-19 có lượng tế bào bạch cầu đơn nhân (monocyte) thấp hơn, trong đó có cả các monocyte viêm nhiễm, đóng vai trò như cầu nối giữa hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích nghi. Tuy nhiên những trẻ em này có lượng tế bào trợ giúp T cao hơn, tạo ra phản ứng kháng thể sớm.

Lý giải nguyên nhân trẻ em miễn dịch với COVID-19 tốt hơn người lớn (phần 3)Lý giải nguyên nhân trẻ em miễn dịch với COVID-19 tốt hơn người lớn (phần 3)

SKĐS - Những nghiên cứu đi tìm lời giải cho câu hỏi tại sao trẻ em miễn dịch trước COVID-19 tốt hơn người lớn. Câu trả lời đã được hé lộ một phần.

Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà


Nguyễn Vân
theo tạp chí khoa học Nature
Ý kiến của bạn