Lý giải địa chấn: Tại sao thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có sức tàn phá lớn đến vậy?

07-02-2023 16:48 | Quốc tế
google news

SKĐS - Thảm họa vừa diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể là một trong những trận động đất chết chóc nhất thập kỷ này.

Thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Hơn 4.300 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà sậpThảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Hơn 4.300 người thiệt mạng, hàng nghìn ngôi nhà sập

SKĐS - Tới nay, số nạn nhân thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên 4.372 người, hàng nghìn tòa nhà bị sập. Cả hai quốc gia đang chạy đua với thời gian trong công tác tìm kiếm cứu nạn.

Theo các nhà địa chấn học, trận động đất làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày hôm qua (6/2) có thể là một trong những trận động đất mạnh nhất, gây ra nhiều thương vong nhất trong thập kỷ này.

Trận động đất mạnh 7,8 độ richter tạo ra vết nứt hơn 100 km giữa các mảng kiến tạo bán đảo Anatolia và Ả Rập.

Đây là những gì các nhà khoa học cho biết đã xảy ra bên dưới bề mặt trái đất kèm hậu quả xảy ra sau đó:

Động đất bắt nguồn từ đâu?

Tâm chấn động đất cách thành phố Nurdagi của Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 26 km về phía đông ở độ sâu khoảng 18 km trên vết nứt ở Đông Anatolia. Từ tâm chấn động đất, các dư chấn tỏa ra về phía đông bắc, gây ra sự tàn phá cho miền trung Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Lý giải địa chấn: Tại sao thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria có sức tàn phá lớn đến vậy? - Ảnh 2.

Tâm chấn của trận động đất làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cách thành phố Nurdagi khoảng 26 km về phía Đông

Trong thế kỷ 20, vết nứt Đông Anatolian ít có hoạt động địa chấn lớn. Roger Musson, một cộng tác viên nghiên cứu danh dự tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh cho biết: “Nếu chúng ta chỉ đơn giản theo dõi các trận động đất (lớn) được ghi lại bằng máy đo địa chấn, thì nó sẽ ít nhiều trông trống rỗng."

Chỉ có 3 trận động đất được ghi nhận mạnh trên 6,0 độ richter kể từ năm 1970 trong khu vực, theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Nhưng vào năm 1822, một trận động đất mạnh 7 độ richter đã tấn công khu vực này, giết chết khoảng 20.000 người.

Trận động đất ngày 6/2 tệ đến mức nào?

Trung bình, chưa đến 20 trận động đất mạnh trên 7 độ richter trong bất kể năm nào, vì vậy mà thảm họa động đất vừa diễn ra ngày hôm qua được coi là điều bất thường.

So với trận động đất 6,2 độ richter xảy ra ở miền trung nước Ý năm 2016 và giết chết khoảng 300 người, trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria giải phóng năng lượng gấp 250 lần, nhà khoa học Joanna Faure Walker - người đứng đầu Viện Giảm thiểu rủi ro và thiên tai thuộc Đại học College London cho biết.

Chỉ có hai trận động đất kinh hoàng nhất từ năm 2013 đến năm 2022 có cùng cường độ với trận động đất làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ngày hôm qua.

Tại sao trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria lại gây hậu quả tàn phá đến như vậy?

Vết đứt gãy Đông Anatolia là một vết nứt địa chất trượt ngang. Trong đó, các mảng đá cứng đang đẩy vào nhau qua một đường đứt gãy thẳng đứng, tạo ra áp suất cho đến khi một mảng cuối cùng trượt theo chuyển động nằm ngang, giải phóng một lực căng cực lớn có thể gây ra động đất.

Vết nứt San Andreas ở California có lẽ là vết nứt trượt nổi tiếng nhất thế giới.

Vết nứt địa chất ban đầu kích hoạt nên trận động đất Thổ Nhĩ Kỳ-Syria bắt đầu ở độ sâu tương đối nông.

David Rothery, nhà địa chất học hành tinh tại Anh, cho biết: “Sự rung chuyển trên mặt đất sẽ nghiêm trọng hơn so với một trận động đất ở độ sâu hơn có cùng cường độ tại nguồn”.

Những loại dư chấn nào có thể cảnh báo trước?

11 phút sau trận động đất ở tâm chấn ban đầu, khu vực này hứng chịu một dư chấn mạnh 6,7 độ. Một trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra vài giờ sau đó, tiếp theo là một trận động đất mạnh 6,0 độ khác vào buổi chiều.

Nhà khoa học Musson cho biết: “Những gì chúng ta đang thấy hiện nay là hoạt động đang lan sang các rãnh đứt gãy lân cận. "Chúng tôi cho rằng địa chấn sẽ tiếp tục trong một thời gian."

Sau thảm họa động đất chết người năm 1822, dư chấn động đất kéo dài sang tận năm sau đó.

Số người chết cuối cùng trong thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ- Syria có thể lên tới bao nhiêu?

Các trận động đất có cường độ tương tự ở các khu vực đông dân cư đã giết chết hàng nghìn người. Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter ở Nepal năm 2015 đã cướp đi sinh mạng của gần 9.000 người.

"Sẽ không khả quan đâu," nhà khoa học Musson nói. "Số người thiệt mạng do động đất sẽ lên tới hàng nghìn người, thậm chí có thể lên tới hàng chục nghìn người".

Ông cho biết thêm, hiện khu vực bán đảo Anatolya đang hứng chịu băng tuyết, giá lạnh, nhiệt độ xuống dưới 0 độ C khiến những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát có ít cơ hội sống sót hơn.

Lý giải khoa học về sao La Hầu, Thái Bạch và Kế ĐôLý giải khoa học về sao La Hầu, Thái Bạch và Kế Đô

SKĐS - Người Việt Nam có quan niệm cúng dâng sao giải hạn nếu chẳng may trong năm sẽ có sao La Hầu, Thái Bạch và Kế Đô “chiếu mạng”. Quan niệm này chưa đúng về khoa học

Góc nhìn khoa học về Âm lịch, ngũ hành và can chiGóc nhìn khoa học về Âm lịch, ngũ hành và can chi

SKĐS - Âm lịch dựa trên cơ sở chính là các chu kỳ thiên văn. Khác với Dương lịch có cơ sở chính là chu kỳ quỹ đạo của Trái Đất thì Âm lịch lại dựa nhiều hơn vào chu kỳ của Mặt Trăng.

Mời độc giả xem thêm video:

Máy Bay Vietnam Airlines Hạ Cánh Khẩn Cấp Tại Azerbaijan Để Đưa Hành Khách Nhập Viện


Bảo Linh
(theo NDTV)
Ý kiến của bạn