Hoa Kỳ và Đông Nam Á cùng nhau hợp tác, ứng phó với các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai

27-08-2021 20:34 | Quốc tế
google news

SKĐS - Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á sẽ là đối tác chuyên môn đáng tin cậy, được các quốc gia biết đến, đồng thời đóng vai trò là đầu mối tăng cường mối quan hệ trong khu vực - đặc biệt là các mối quan hệ kết hợp thông qua ASEAN.

Khai trương Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội: Nâng cao năng lực ứng phó các bệnh truyền nhiễmKhai trương Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội: Nâng cao năng lực ứng phó các bệnh truyền nhiễm

SKĐS - Chiều 25/8, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam dự Lễ khai trương Văn phòng khu vực Đông Nam Á của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức. Cùng dự buổi lễ có Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris nhân dịp bà thăm Việt Nam.

TS. John MacArthur, Giám đốc CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á tại buổi họp báo quốc tế sáng ngày 27/8, đã thông báo về lễ khai trương văn phòng mới của CDC ở Đông Nam Á.

TS.John MacArthur: Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á ở Hà Nội là nền tảng hợp tác với các quốc gia khu vực - Ảnh 2.

TS. John John MacArthur, Giám đốc CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á

Lễ ra mắt Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội có sự góp mặt của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, cùng sự tham dự trực tuyến của Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ và các Bộ trưởng Y tế khu vực.

Văn phòng Đông Nam Á là 1 trong 4 văn phòng khu vực của CDC Hoa Kỳ trên toàn thế giới.

TS.John MacArthur: Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á ở Hà Nội là nền tảng hợp tác với các quốc gia khu vực - Ảnh 3.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh (trái) và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) tại lễ khai trương Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội chiều ngày 25/8

Trong vòng 70 năm qua, y tế công cộng là mối quan tâm chung của Hoa Kỳ và ASEAN cũng như toàn cầu nhằm ngăn chặn đại dịch. Đại dịch COVID-19 vừa qua đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, biến "thế giới trở thành một". Bởi đại dịch xảy ra không có biên giới. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình ngày càng trở nên nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam Á.

Trong vòng 2 thập kỷ qua, ở Đông Nam Á đã xuất hiện các bệnh mới nổi như dịch SARS và giờ là đại dịch COVID-19.

Phó Tổng thống Mỹ Harris khai trương Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á

Phó Tổng thống Mỹ Harris khai trương Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á

Hoa Kỳ và Đông Nam Á cùng nhau hợp tác nhằm ngăn ngừa sớm ứng phó với các đại dịch tiềm năng có thể xảy ra trong tương lai. CDC văn phòng Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á sẽ phối hợp với WHO và Bộ Y tế các nước trong khu vực để thiết lập hệ thống giám sát, trợ giúp kỹ thuật để ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp. Sáng kiến "ONE HEALTH" (MỘT SỨC KHỎE), chính sách y tế xuyên biên giới là nền tảng cho hoạt động này.

"Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris, Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh đã khai trương Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á. Xin cảm ơn Hà Nội, Việt Nam", ông nói. Đây là nỗ lực phối hợp và hợp tác toàn khu vực trong chương trình y tế toàn cầu.

Đầu mối tăng cường quan hệ trong khu vực

Trả lời câu hỏi của các nhà báo khu vực và quốc tế, TS. John MacArthur- Giám đốc CDC khu vực Đông Nam Á cho biết: "Việt Nam trở thành nơi đặt Văn phòng CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á bởi đã có nền tảng mối quan hệ hợp tác thành công với CDC Hoa Kỳ." Ông cũng đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong ASEAN cũng như đóng góp của Việt Nam trong chương trình An ninh Y tế Toàn cầu. 

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và TS.John MacArthur, Giám đốc CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và TS.John MacArthur, Giám đốc CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á. (Ảnh: Trần Minh)

"Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Đông Nam Á sẽ trở thành nền tảng cho hợp tác y tế của CDC với các quốc gia tại khu vực. Cùng nhau, chúng ta sẽ tăng cường hệ thống y tế ở khu vực Đông Nam Á.", TS MacArthur nói.

Việt Nam đã ứng phó từ rất sớm với đại dịch COVID-19. Hiện nay Việt Nam đang đối mặt với thách thức trong thiếu nguồn cung vaccine cho chương trình tiêm chủng COVID-19. Hoa Kỳ tới nay đã viện trợ trên 23 triệu liều vaccine cho Đông Nam Á, và cam kết đóng góp nửa triệu USD cho Quỹ phòng chống COVID-19 của ASEAN. Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm cho Việt Nam 1 triệu liều vaccine Pfizer nữa, nâng tổng số liều vaccine trao tặng cho Việt Nam là 6 triệu liều.

Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á sẽ là đối tác chuyên môn đáng tin cậy, được các quốc gia biết đến, đồng thời đóng vai trò là đầu mối tăng cường mối quan hệ trong khu vực - đặc biệt là các mối quan hệ kết hợp thông qua ASEAN.

Vai trò và ưu tiên của CDC Hoa Kỳ khu vực Đông Nam Á thời gian tới 

11 quốc gia trong nền tảng Khu vực Đông Nam Á

* 10 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và Papua New Guinea.

* Tổng dân số khu vực: Trên 687 triệu dân

* 7 văn phòng CDC song phương tại khu vực.

Trả lời câu hỏi của phóng viên CNN, TS.John MacArthur cho biết đây không phải là lần đầu tiên khu vực đối mặt với bệnh truyền nhiễm mới nổi. 20 năm qua, khu vực đã từng đương đầu SARS, cúm gia cầm, và hiện giờ là COVID-19. Khu vực đã từng thiết lập hệ thống mạng lưới giám sát, đào tạo nhân viên y tế thông qua hợp tác với CDC và WHO. Trong những ngày đầu tiên khi đại dịch COVID-19 mới xảy ra, Đông Nam Á khống chế dịch khá tốt. Hiện nay, biến thể mới đang hoành hành tại khu vực và trên toàn cầu. Chiến lược đề ra cho khu vực là cần phải đẩy nhanh tiêm chủng toàn dân.

Ưu tiên ban đầu của văn phòng khu vực Đông Nam Á là điều phối các hoạt động liên quan đến COVID-19 trong khu vực. 

Không giới hạn ở các hoạt động liên quan đến COVID-19, các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên của Văn phòng khu vực Đông Nam Á bao gồm mở rộng đào tạo xét nghiệm y tế công cộng khu vực. Điều này nhằm đưa vào những chương trình đào tạo tốt hơn cho các cơ sở xét nghiệm. 

Xây dựng các chương trình đổi mới để cải thiện sức khỏe cho dân số lưu động và di cư, mở rộng phạm vi hoạt động của chương trình Một sức khỏe (thú y) tại và giữa các quốc gia trong khu vực. Hướng tới xóa bỏ các bệnh như sởi, dại và sốt rét. 

Đồng thời hỗ trợ các sáng kiến chính sách đối ngoại của Chính phủ Hoa Kỳ trong khu vực, như Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Sáng kiến Tương lai Y tế Hoa Kỳ-ASEAN và Sáng kiến Hạ lưu Sông Mê Kông.

Văn phòng khu vực Đông Nam Á cũng phối hợp với các đối tác để củng cố hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các bệnh lây từ động vật sang người và bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người. Chẳng hạn như các bệnh có triệu chứng giống cúm (ILI)/bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI), cúm gia cầm, cúm lợn, virus từ dơi, thông qua mạng lưới các địa điểm giám sát đa quốc gia. 

Văn phòng CDC khu vực Đông Nam Á sẽ hợp tác chặt chẽ với ASEAN để thực hiện những ưu tiên chung về y tế.

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris đến thăm và làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ươngPhó Tổng thống Hoa Kỳ Harris đến thăm và làm việc tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

SKĐS - Trong chuyến công du đến Việt Nam, sáng ngày 26/8/2021, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, bà Kamala Harris đã đến thăm và làm việc với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Khu vực Đông Nam Á có bề dày lịch sử hoạt động trong lĩnh vực an ninh y tế do có nhiều kinh nghiệm xử lý các bệnh truyền nhiễm mới nổi.

Văn phòng khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục nỗ lực phát triển và tăng cường các mạng lưới trong ASEAN, bao gồm các Trung tâm Điều hành Ứng phó Khẩn cấp (EOC), Mạng lưới đào tạo dịch tễ học thực địa, Một sức khỏe, cơ sở xét nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn/kháng kháng sinh (IPC/AMR).

Ngoài ra, văn phòng khu vực Đông Nam Á đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý cho Trung tâm ASEAN về Ứng phó khẩn cấp y tế công cộng và Các bệnh mới nổi mới (ASEAN CDC), qua các chương trình ưu tiên.

Việt Nam sắp nhận 31 triệu liều vaccine COVID-19, có vaccine cho trẻ 12 - 17 tuổi 



Nguyễn Vân
Ý kiến của bạn