Hà Nội

Lý do phi công tiêm kích F-35 bất ngờ nhảy khỏi máy bay?

13-07-2024 19:29 | Quốc tế
google news

SKĐS - Ngày 12/7, tài khoản Clash Report đăng tải trên mạng xã hội X cho thấy, 1 phi công lái máy bay F-35 Lightning II của Mỹ bất ngờ nhảy khỏi máy bay tại Căn cứ Không quân Thủy quân Lục chiến Iwakuni, Nhật Bản

Sự việc xảy ra hôm 10/7, nhưng ngày 12/7, truyền thông Mỹ mới công bố.

Phi công bất ngời nhảy khỏi máy bay. (Nguồn: Clash Report)

Trong video, máy bay F-35 đang đậu trên đường băng với buồng lái mở. Phi công sau đó rời buồng lái và di chuyển về phía sau thân máy bay. Để duy trì sự ổn định, anh ta sử dụng cả tay và chân trong một số tình huống, dần dần hạ xuống từ phần sau thân máy bay đến cánh trái, bước xuống cánh và cuối cùng nhảy xuống đất.

Cùng lúc đó, video cho thấy xe cứu hỏa đến hiện trường, với một lính cứu hỏa bước ra khỏi xe trong trang bị đầy đủ bao gồm mặt nạ và SCBA, cho thấy có thể có trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhiệt hoặc khí độc. Tuy nhiên, đây chỉ là suy đoán và chưa thể xác nhận ở giai đoạn này.

Hiện vẫn chưa có tuyên bố chính thức nào từ Không quân Hoa Kỳ, mặc dù có nhiều giả thuyết được đưa ra.

Lý do phi công tiêm kích F-35 bất ngờ nhảy khỏi máy bay?
- Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình video.

Thoát khí, trong bối cảnh máy bay như F-35, có thể xảy ra từ nhiều nguồn khác nhau như vật liệu chế tạo máy bay, hệ thống nhiên liệu hoặc hệ thống hỗ trợ sự sống của phi công. Nếu khí thoát ra tạo ra tình trạng nguy hiểm, như sự tích tụ khói độc trong buồng lái, phi công có thể buộc phải thoát khỏi máy bay để bảo toàn tính mạng.

Một khả năng khác là hệ thống nhiên liệu gặp trục trặc, gây rò rỉ khí dễ bay hơi. Các loại khí này có thể xâm nhập vào buồng lái thông qua hệ thống thông gió, tạo môi trường nguy hiểm cho phi công. Trong tình huống này, phi công có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phóng ra ngoài để tránh hít phải khói độc.

Nhiệt độ cao cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Nhiệt độ có thể làm tăng nguy cơ nhiên liệu bốc hơi hoặc chất lỏng thủy lực bị phân hủy, dẫn đến rò rỉ, hỏa hoạn hoặc mất bề mặt điều khiển. Ngoài ra, nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tàng hình của F-35, làm giảm khả năng tránh bị radar của đối phương phát hiện.

Hệ thống hỗ trợ sự sống của phi công, bao gồm nguồn cung cấp oxy, cũng có thể là nguồn gây ra sự cố. Nếu hệ thống này gặp trục trặc, nó có thể giải phóng khí độc hại vào buồng lái, gây tình trạng thiếu oxy hoặc tiếp xúc với chất độc hại, cả hai đều yêu cầu phi công phải phóng khẩn cấp.

Đến nay, Không quân Mỹ vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào về lý do phi công nhảy khỏi máy bay này.

Mỹ triển khai tiêm kích tàng hình F-35A tới NhậtMỹ triển khai tiêm kích tàng hình F-35A tới Nhật

SKĐS - Ngày 3/7, Mỹ xác nhận lần đầu tiên triển khai máy bay chiến đấu F-35A thế hệ thứ năm tới Nhật Bản, bổ sung cho các đợt triển khai F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ trong gần 7 năm qua.


Xuân Minh
(Theo Clash Report, BM)
Ý kiến của bạn