Lý do nên tầm soát thiếu máu huyết tán trước khi kết hôn

11-05-2016 08:40 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Để có cuộc hôn nhân hoàn hảo, việc sàng lọc bệnh thiếu máu huyết tán trước khi kết hôn rất quan trọng. Dưới đây là những lý do các cặp vợ chồng nên sàng lọc bệnh này trước khi kết hôn:

1.Hai người bị thiếu máu huyết tán thể nhẹ không nên kết hôn

Những người bị thiếu máu huyết tán thể nhẹ hoặc những người mang bệnh không có bất cứ triệu chứng nào, nhưng nếu hai người này kết hôn với nhau, có khoảng 25% nguy cơ con họ bị thiếu máu huyết tán thể nặng.

Có những xét nghiệm để chấn đoán sớm trong thai kỳ (thường là vào tuần 8-12) để xem bào thai có bị ảnh hưởng không. Những cặp đôi biết cả hai người đều bị thể nhẹ hoặc có con trước đã bị ảnh hưởng có thể cân nhắc lựa chọn này (xét nghiệm thực hiện bởi kỹ thuật lấy mẫu gai rau). Dựa trên những kết quả họ có thể quyết định nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ.

2. Thiếu máu huyết tán có thể dẫn tới thai lưu (trong nhiều trường hợp)

Đây là một rối loạn di truyền mà trẻ thừa hưởng từ bố mẹ. Bệnh thường xác định trong năm đầu đời. Bố mẹ hoàn toàn khỏe mạnh và không biết họ đang mang bệnh nên việc phòng ngừa khá khó khăn. Ở dạng nặng nhất của thiếu máu huyết tán, thai nhi có thể chết trong bụng mẹ hoặc chết trong lúc sinh.

3. Bệnh làm tăng nguy cơ thiếu máu

Những người bị thiếu máu huyết tán có chuỗi hemoglobin khiếm khuyết. Hemoglobin được hình thành dưới dạng protein Alpha và beta-globin. Do khiếm khuyết trong hình thành globin ở protein, các tế bào hồng cầu bị suy giảm hoặc phá hủy hoàn toàn. Do đó, những người bị thiếu máu huyết tán không thể tạo ra đủ hemoglobin, điều này gây thiếu máu trầm trọng. Chức năng chính của haemoglobin là mang oxy tới tất cả các cơ quan của cơ thể. Khi không có đủ hemoglobin trong cơ thể, khí oxy sẽ không được lưu thông đầy đủ tới các cơ quan trong cơ thể. Những cơ quan này sau đó sẽ trở nên thiếu oxy và hoạt động kém hiệu quả.

4. Bệnh đòi hỏi phải truyền máu thường xuyên

Trong những trường hợp thiếu máu huyết tán nặng, lượng hemoglobin bình thường giảm 50%. Do tạo máu kém, cơ thể trở nên vàng vọt, xanh xao. Nếu trẻ bị thiếu máu huyết tán thể nặng, trẻ cần được truyền trung bình 1 đơn vị máu mỗi tháng.

5. Người bệnh có nguy cơ bị bệnh gan và suy tim

Nhiều trẻ em bị thiếu máu huyết tán bị một số bệnh truyền nhiễm như viêm gan C và B. Ngoài ra, nếu thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ thích hợp trong liệu pháp kiểm soát bệnh, nhiều bệnh nhân sẽ bị bệnh và thậm chí tử vong vì bệnh gan hoặc suy tim khi ở độ tuổi 30-40.


BS Cẩm Tú
Ý kiến của bạn