Bệnh hen
Nếu ho đi kèm với thở rít không kiểm soát và khó thở, bạn nên đi khám bác sĩ để có chẩn đoán thích hợp vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen.
Viêm phế quản
Bạn đã điều trị cảm lạnh nhưng vẫn bị ho không hề giảm trong hơn 2-3 tuần. Trong trường hợp này, có thể là bạn bị viêm phế quản. Ngoài ra, đó cũng có thể là một phản ứng dị ứng.
Tái phát viêm amiđan
Khi kèm theo đau họng và nuốt khó, ho kéo dài có thể là dấu hiệu của viêm amiđan tái phát. Do vậy, không chờ đợi cho đến khi các triệu chứng khác xuất hiện mới đi khám bác sĩ.
Viêm xoang
Đau họng, tức ngực, nhất là vào ban đêm kèm theo ho kéo dài có thể là dấu hiệu của viêm xoang. Những dấu hiệu phổ biến của viêm xoang khác gồm sốt, đau ở xương vùng mặt và nghẹt mũi.
Viêm mũi dị ứng
Thường gây ra bởi một phản ứng dị ứng, viêm mũi dị ứng cũng có biểu hiện ho nặng kèm theo chảy nước mũi, hắt hơi và đau đầu. Vì vậy, tốt nhất là tránh xa các tác nhân gây dị ứng.
Vẹo vách ngăn mũi nặng
Không nhiều người biết rằng ho kéo dài có thể là dấu hiệu của tình trạng vẹo vách ngăn mũi nghiêm trọng (DNS). Cùng với đau đầu, các dấu hiệu của DNS gồm nghẹt mũi, chảy máu cam hoặc đau đầu.
Trào ngược dạ dày-thực quản
Trong một số trường hợp hiếm gặp, ho mạn tính có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản. Những triệu chứng của bệnh này gồm ho nặng, đau ngực và đau dạ dày.
Viêm phổi
Nếu bị ho mạn tính kèm theo có đờm, cũng có thể là bạn bị viêm phổi. Một trong những triệu chứng đặc trưng của viêm phổi gồm nước mũi xanh, sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.
Bệnh Sarcoid
Được biết đến là tình trạng viêm của các mô, bệnh Sarcoid thường ảnh hưởng tới phổi và da va có biểu hiện là ho mạn tính. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh Sarcoid là khó thở, phát ban da và rỗ móng tay.
Lao
Trường hợp bị ho khan và sau khi bệnh tiến triển bị ho có đờm không đỡ sau 3 tuần, đó có thể là dấu hiệu của bệnh lao. Ngoài ra, tình trạng này không có bất cứ sự cải thiện nào sau khi điều trị bằng kháng sinh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể ho ra máu.