Trong khi nhiều cặp vợ chồng không gặp vấn đề gì trong việc thụ thai lần thứ hai, thì hàng triệu cặp vợ chồng căng thẳng và mệt mỏi với chứng vô sinh thứ phát khi mong muốn sinh con tiếp theo trở nên khó khăn.
1. Vô sinh thứ phát là gì?
Có hai dạng vô sinh: nguyên phát và thứ phát. Vô sinh nguyên phát là không thể có thai, thường là sau 1 năm cố gắng hoặc 6 tháng, nếu 35 tuổi trở lên.
Ngược lại, những người bị vô sinh thứ phát lại gặp khó khăn trong việc thụ thai sau khi mang thai thành công ít nhất một lần trước đó. Cũng giống như vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ phát có thể xảy ra do một trục trặc ở bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tự nhiên với một hoặc một số bước sau:
- 1. Vô sinh thứ phát là gì?
- 2. Phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều khả năng bị vô sinh thứ phát
- 3. Đàn ông có số lượng tinh trùng yếu hoặc thấp
- 4. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
- 6. Các vấn đề với tử cung hoặc ống dẫn trứng
- Một số nguyên nhân khác
- Thừa cân
- Uống quá nhiều rượu
- Hút thuốc lá
- 7. Phương pháp điều trị vô sinh thứ phát
- Dùng thuốc
- Phẫu thuật
- Rụng trứng (trứng được phóng thích)
- Thụ tinh của trứng với tinh trùng
- Sự di chuyển của trứng đã thụ tinh đến tử cung
- Cấy trứng đã thụ tinh vào tử cung
Ngoài ra, nam giới cũng có thể góp phần gây vô sinh.
Nếu phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc thụ thai nhưng vẫn hy vọng có thêm con, 6 lý do sau đây có thể khiến phụ nữ gặp trở ngại khi có ý định mang thai lần nữa.
2. Phụ nữ trên 35 tuổi có nhiều khả năng bị vô sinh thứ phát
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến cơ hội mang thai của phụ nữ là tuổi tác. Những thay đổi về hormone và nguy cơ mắc một số bệnh cũng tăng lên khi phụ nữ lớn tuổi, và cả hai đều có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ từ giữa đến cuối 30 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị vô sinh thứ phát hơn.
Khoa học nói rằng tuổi tác đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản. Khả năng sinh sản đạt đỉnh vào khoảng 20 tuổi đối với phụ nữ và bắt đầu giảm ở tuổi 30 - với mức giảm đáng kể ở tuổi 40. Điều này không có nghĩa là không thể có thai thành công ở độ tuổi mẹ cao hơn. Nó chỉ có thể mất nhiều thời gian hơn hoặc khó khăn hơn.
3. Đàn ông có số lượng tinh trùng yếu hoặc thấp
Bạn có thể biết rằng tuổi tác, sức khỏe hoặc thuốc đôi khi ảnh hưởng đến chất lượng hoặc số lượng tinh trùng. Nhưng nhiều người đàn ông ngạc nhiên khi biết rằng một số vấn đề phổ biến có thể làm giảm sản xuất tinh trùng, bao gồm:
- Uống bổ sung testosterone một cách tuỳ tiện.
- Khi tinh hoàn tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao.
- Nam giới mặc quần áo bó sát, đạp xe hoặc bị tác động bởi bức xạ sóng điện thoại di động.
4. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang khiến cho buồng trứng hoặc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hormone khiến buồng trứng không thể phóng thích trứng. Nó cũng có thể gây ra u nang phát triển trên buồng trứng và có thể cản trở quá trình rụng trứng. Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng, là nguyên nhân phổ biến của vô sinh thứ phát và nguyên phát. Nếu kinh nguyệt không đều hoặc không có, hãy tìm hiểu xem liệu có thể bị buồng trứng đa nang hay không.
Ngoài hội chứng buồng trứng đa nang, những bất thường do phẫu thuật trước đó hoặc nhiễm trùng cũng có thể gây vô sinh.
Điều trị bằng thuốc có thể dẫn đến việc mang thai thành công lên đến 70%.
6. Các vấn đề với tử cung hoặc ống dẫn trứng
Các vấn đề về cấu trúc có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ. Nếu có tắc nghẽn trong ống dẫn trứng, tinh trùng và trứng có thể không thể gặp nhau. Tử cung cũng có thể bị khiếm khuyết về cấu trúc hoặc mô ngăn cản quá trình làm tổ.
Một số tình trạng cụ thể ảnh hưởng đến ống dẫn trứng hoặc tử cung là:
Lạc nội mạc tử cung: Có 25 - 50% phụ nữ vô sinh bị lạc nội mạc tử cung. Vô sinh thứ phát do lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra sau khi mổ lấy thai hoặc phẫu thuật tử cung, khi các tế bào tử cung có thể lạc chỗ và các triệu chứng bắt đầu hoặc tăng lên.
U xơ tử cung hoặc polyp
Sẹo tử cung
Bất thường về hình dạng của tử cung, chẳng hạn như tử cung kỳ lân.
Sẹo vết mổ
Nếu đã từng sinh mổ với lần mang thai trước đó, phụ nữ có thể để lại sẹo trong tử cung, có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm khó thụ thai:
Nhiễm trùng: Bao gồm cả nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu. Điều này có thể dẫn đến sẹo và tắc nghẽn ống dẫn trứng. Nhiễm trùng HPVcũng có thể ảnh hưởng đến chất nhầy cổ tử cung và làm giảm khả năng sinh sản. Điều trị nhiễm trùng càng sớm thì khả năng sinh sản càng ít bị ảnh hưởng.
Rối loạn tự miễn dịch: Các rối loạn tự miễn dịch như Hashimoto’s, lupus, và viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản bằng cách gây viêm trong tử cung và nhau thai. Và các loại thuốc điều trị những rối loạn này cũng có thể góp phần khó thụ thai.
Một số nguyên nhân khác
Thừa cân
Ở cả nam và nữ, thừa cân có thể gây ra những khó khăn trong việc thụ thai. Ở phụ nữ, tăng thêm cân có thể góp phần vào việc đề kháng insulin và tăng mức testosterone, có thể kìm hãm sự rụng trứng. Ngoài ra, tỷ lệ cấy ghép ở những người thừa cân (hoặc nhẹ cân) thấp hơn so với những người có trọng lượng khỏe mạnh.
Đối với nam giới, trọng lượng dư thừa có thể làm tăng lượng estrogen, dẫn đến số lượng tinh trùng thấp hơn.
Uống quá nhiều rượu
Đối với đàn ông hoặc phụ nữ, uống quá nhiều rượu có thể gây ra các vấn đề về thụ thai. Uống rượu từ hơn 2 ly mỗi ngày hoặc hơn 7 ly mỗi tuần làm tăng thời gian để thụ thai và giảm cơ hội sinh con khỏe mạnh.
Những người đàn ông đang muốn vợ/ đối tác của mình thụ thai nên uống ít rượu hơn. Uống nhiều rượu có thể làm rối loạn nội tiết tố và cản trở quá trình sản xuất tinh trùng.
Hút thuốc lá
Mặc dù không có gì ngạc nhiên khi hút thuốc không tốt cho sức khỏe, nhưng có thể chưa biết rằng hút thuốc cũng có thể hạn chế khả năng sinh sản. Phụ nữ hút thuốc dễ bị vô sinh do làm hỏng trứng và gây ra các vấn đề về rụng trứng. Đàn ông hút thuốc có thể làm hỏng DNA của tinh trùng.
7. Phương pháp điều trị vô sinh thứ phát
Điều trị vô sinh trước hết bắt đầu bằng việc xác định được nguyên nhân. Vì vậy, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu để xem mức độ hormone của bạn
- Kiểm tra rụng trứng
- Khám phụ khoa
- Chụp X-quang để xem các ống dẫn trứng
- Siêu âm qua ngả âm đạo
- Các xét nghiệm khác để xem tử cung và cổ tử cung.
Nếu các xét nghiệm trở lại mà không có dấu hiệu, bác sĩ có thể đề nghị xem xét các xét nghiệm về vô sinh nam ở người chồng/đối tác.
Khi biết nguyên nhân, bác sĩ có thể lập kế hoạch điều trị để tăng khả năng thụ thai. Dưới đây là một số phương pháp điều trị vô sinh phổ biến ở phụ nữ.
Dùng thuốc
Thuốc thường được sử dụng để bình thường hóa nội tiết tố. Những lần khác, các loại thuốc tăng cường khả năng thụ thai được khuyên dùng để giúp kích thích rụng trứng.
Vì hội chứng buồng trứng đa nang là một nguyên nhân phổ biến gây vô sinh, điều trị có thể bao gồm thuốc để giúp kích thích rụng trứng bên cạnh các can thiệp về lối sống, chẳng hạn như tăng cân phù hợp nếu bác sĩ quyết định cân nặng là một yếu tố.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật. Có một số thủ thuật phẫu thuật hiệu quả có thể điều trị các vấn đề như u xơ tử cung, sẹo tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung tiến triển. Nhiều trong số các thủ tục này được thực hiện một cách xâm lấn tối thiểu.
Nội soi tử cung được sử dụng để chẩn đoán và điều trị các bất thường của tử cung, chẳng hạn như polyp và lạc nội mạc tử cung. Nội soi ổ bụng là phương pháp giúp chẩn đoán vô sinh khi các biện pháp khác không thành công và có thể dùng phương pháp nội soi tử cung như một phương pháp điều trị hiệu quả.
Phẫu thuật là một giải pháp cho chứng vô sinh . Ngoài ra, công nghệ tiên tiến phổ biến nhất là thụ tinh trong tử cung (IUI) và thụ tinh ống nghiệm (IVF).
Vô sinh thứ phát có thể gây ảnh hưởng nặng nề về thể chất và tình cảm đối với bất kỳ ai, bao gồm cả phụ nữ, nam giới và những người xung quanh. Điều quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ của bạn về tất cả các mối quan tâm, cuộc đấu tranh và mục tiêu của bạn.Vì vậy, nếu muốn mang thai lần nữa, trước tiên hãy cố gắng thư giãn và không lo lắng quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng trong một năm mà vẫn chưa thụ thai, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sinh sản. Nếu phụ nữ trên 36 tuổi, cố gắng trong ba hoặc bốn chu kỳ kinh nguyệt mà không thành công cần đi khám càng sớm càng tốt.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Hà Nội lên phương án điều trị F0 tại nhà | SKĐS