Lý do 22 chốt ở cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường

14-10-2021 13:11 | Xã hội
google news

SKĐS - Dù Hà Nội đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới tuy nhiên để vào thủ đô, người dân vẫn phải xuất trình giấy tờ đi lại trên đường, giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19.

Từ 6h sáng nay, Hà Nội mở thí điểm xe buýt, taxi, xe công nghệTừ 6h sáng nay, Hà Nội mở thí điểm xe buýt, taxi, xe công nghệ

SKĐS - Từ 6h sáng nay, Hà Nội mở thí điểm hoạt động vận tải xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ ngồi hoạt động trong thành phố với 50% công suất.

Hà Nội đã trải qua giai đoạn chống dịch theo Chỉ thị 16 với gần 60 ngày giãn cách nghiêm ngặt, được đánh giá là phù hợp với diễn biến phức tạp trên cả nước với chủng Delta.

Sau kiểm soát dịch, từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện Chỉ thị 15, không kiểm soát giấy đi đường trong nội đô, nhưng duy trì 22 chốt ở cửa ngõ theo tinh thần của Chỉ thị 16. Tại các chốt này vẫn kiểm tra giấy đi đường của người dân.

Lý do 22 chốt ở cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường - Ảnh 2.

Dù đã nới lỏng nhiều quy định giãn cách xã hội, cảnh người đi đường phải quay về khi không đủ điều kiện vào hoặc đi qua địa phận Hà Nội vẫn diễn ra cả ngày lẫn đêm.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Sức khoẻ & Đời sống, sáng 14/10 - ngày đầu tiên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới của Hà Nội, 22 chốt cửa ngõ ra vào Thủ đô vẫn được thực hiện để kiểm soát phương tiện ra, vào thành phố. Điều đáng nói, 3 ngày trước đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả dịch bệnh COVID-19". Theo đó, toàn quốc tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16, 19 và nhiều hoạt động, cơ sở kinh doanh được mở cửa dù có dịch.

Tại chốt trực có lượng xe ra vào thành phố Hà Nội lớn nhất lâu nay là trạm thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, từ xe tải chở hàng hóa đến xe cá nhân của người dân đi lại đều được liên ngành Cảnh sát, Thanh tra giao thông dừng kiểm tra giấy tờ. Nhiều người đi trên xe bật ứng dụng trình bày đã có chứng nhận xanh tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, nhưng vẫn bị yêu cầu xuống xe, vào chốt khai báo y tế.

Lý do 22 chốt ở cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường - Ảnh 3.

Tại chốt kiểm soát dịch Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vẫn còn rất đông lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.

Trong khi đó, tại chốt kiểm soát dịch tại cầu Phù Đổng (huyện Gia Lâm) những ngày qua vẫn còn cảnh hàng dài ôtô ùn ứ chờ làm thủ tục vào hoặc đi qua Hà Nội để đến địa phương khác.

Các loại giấy tờ mà người đi đường cần phải trình báo tại chốt gồm giấy xác nhận xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ, chứng nhận tiêm phòng vaccine COVID-19, giấy tờ tùy thân, giấy đi đường hoặc giấy xác nhận ra vào Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ công vụ, chống dịch.

Lý do 22 chốt ở cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường - Ảnh 4.

Lý do 22 chốt ở cửa ngõ Hà Nội vẫn kiểm soát giấy đi đường - Ảnh 5.

Tại chốt kiểm soát dịch đê Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm), nhiều người không thể vào Hà Nội do không có giấy đi đường.

Tại chốt trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, việc kiểm soát giấy đi đường vẫn được thực hiện ngặt nghèo. Một trường hợp nhà ở phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy) kể, do cần ra khỏi Hà Nội để đón con, sau khi đã tiêm 2 mũi vaccine, chủ động đi xét nghiệm PCR nhưng vẫn không đủ điều kiện qua chốt kiểm soát trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vì thiếu giấy đi đường.

Nhiều người dân cho rằng về việc kiểm soát giấy đi đường ở thời điểm này là không cần thiết. Đặc biệt, với chiều ra khỏi Hà Nội, việc kiểm soát chỉ nên dừng ở điều kiện xét nghiệm PCR âm tính trong 72h và tiêm vaccine, còn người dân đi tới đâu thì theo quy định về kiểm soát dịch của địa phương đó.

Lý giải về vấn đề trên, Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng tạm thời vẫn duy trì 22 chốt kiểm soát ra vào Thủ đô do chưa có chỉ đạo của UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, các chốt sẽ linh hoạt để tránh gây ùn tắc.

"Trong 1-2 ngày tới, nếu thành phố chưa có ý kiến thì chúng tôi sẽ tự đề xuất, còn hiện tại chúng tôi vẫn duy trì các chốt để tiếp đón, phục vụ ăn uống đối với bà con đi xe máy từ vùng dịch đi qua Hà Nội, bàn giao cho công an các tỉnh", Đại tá Phạm Ngọc Dương thông tin.

3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm những gì?3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm những gì?

SKĐS - Theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Bộ trưởng Bộ Y tế ký ban hành có 3 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch COVID-19.


Nhật Tân
Ý kiến của bạn