Hà Nội

Lỵ amip có nguy hiểm?

22-07-2014 08:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Tôi bị đau bụng quặn và đi đại tiện phân có nhày máu mũi. Tôi đã đi khám xét nghiệm phân chẩn đoán lỵ amip. Tôi đã uống thuốc theo đơn nhưng không khỏi. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào?

Tôi bị đau bụng quặn và đi đại tiện phân có nhày máu mũi. Tôi đã đi khám xét nghiệm phân chẩn đoán lỵ amip. Tôi đã uống thuốc theo đơn nhưng không khỏi. Xin hỏi bệnh này có nguy hiểm không, cách điều trị thế nào?

Nguyễn Thị Lan (lannguyen22884@gmail.com)

Bệnh kiết lỵ có 2 loại: lỵ do vi khuẩn mà thường gọi là lỵ trực trùng (còn gọi là lỵ trực khuẩn) và lỵ do ký sinh trùng gây ra là lỵ amip (do ký sinh trùng amip). Bệnh kiết lỵ do ký sinh trùng amip với các triệu chứng sau: Đau bụng dọc khung đại tràng, nhất là vùng manh tràng, đại tràng lên, mót rặn. Đi ngoài xong đỡ đau, phân có nhày trong và máu, nhày và máu riêng rẽ. Số lần đi ngoài 4-10 lần trong ngày, có lần đi ngoài “giả”. Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc không rõ ràng. Người bệnh có thể có sốt nhẹ, sốt thất thường trong ngày hoặc không sốt. Nếu không được điều trị, bệnh trở thành mạn tính.

Rất tiếc là bạn không nói rõ đã uống thuốc gì, liều lượng ra sao, trong bao lâu. Cần biết rõ để xác định bệnh bạn chữa không hết là do liều lượng thuốc dùng không đủ hay thuốc dùng không hiệu quả, từ đó, chúng tôi mới tư vấn cụ thể được. Do vậy, bạn hãy đi khám ở khoa tiêu hóa làm xét nghiệm phân nếu có kén amip, cần dùng thuốc đặc trị là metronidazol sẽ rất hiệu quả.

Bệnh kiết lỵ là bệnh đường ruột liên quan mật thiết đến vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Để phòng bệnh, cần chú ý ăn chín uống sôi, rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều đặc biệt chú ý là bệnh kiết lỵ amip có thể gây biến chứng ở gan, phổi, não..., do vậy, khi mắc bệnh, cần được điều trị triệt để tránh biến chứng và tránh lây lan bệnh cho người thân và cộng đồng.

BS. Trần Quang Nhật


Ý kiến của bạn