Hà Nội

Luyện tập, vật lý trị liệu tốt cho người bệnh hở hàm ếch

19-10-2024 16:06 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhằm khắc phục hở hàm ếch ở trẻ cuối giai đoạn thiếu niên. Tuy nhiên, khi phẫu thuật bệnh nhân cần tập luyện giúp có sức khỏe tốt và nhanh chóng phục hồi.

Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Đây là tình trạng khi phần vòm miệng (phần trên của miệng) không hoàn toàn khép kín trong quá trình phát triển bào thai. Từ đó dẫn đến việc tạo ra một khe hở ở giữa vòm miệng.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị nhằm khắc phục hở hàm ếch ở trẻ đến cuối giai đoạn thiếu niên. Tuy nhiên, khi phẫu thuật bệnh nhân cần tập luyện giúp có sức khỏe tốt và nhanh chóng phục hồi.

1. Vai trò của tập luyện, vật lý trị liệu với người bệnh hở hàm ếch

Hở hàm ếch hay còn gọi là khe hở vòm miệng là một dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ em. Điều trị hở hàm ếch bằng phẫu thuật và khi phẫu thuật hở hàm ếch cần phải khỏe mạnh.

Do đó ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng bé cần phải tập vận động thường xuyên để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trẻ cần có chế độ hoạt động hợp lý giúp năng lượng hấp thu (lượng thức ăn nạp vào) không quá năng lượng tiêu hao (tập thể dục).

Tập luyện giúp tăng cường hệ cơ xương, cơ bắp cho bé, giữ mật độ xương ở mức cao, giảm loãng xương khi trưởng thành. Cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Trẻ em ít bị cảm lạnh, dị ứng và bệnh tật.

Sau phẫu thuật hở hàm ếch trẻ vẫn có thể nói ngọng. Nếu không giải quyết vấn đề này, lớn lên trẻ sẽ mặc cảm, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc mổ hở hàm ếch chưa phải là xong, nhưng thực tế, đây mới là sự khởi đầu của cả một giai đoạn dài bởi sau đó có thể là chỉnh răng, chỉnh hình mặt, khe hở hàm và đặc biệt là giọng nói bị ảnh hưởng rất nhiều.

Nên sau khi phẫu thuật vẫn phải luyện tập âm ngữ trị liệu. Đây là phần tập luyện rất phức tạp, người bệnh phải làm quen với việc để hơi thoát ra từ miệng khi nói hoặc thổi, tạo động lực để trẻ tự nói càng nhiều càng tốt, giúp nghe và phân biệt các âm, các từ thường nói sai…

Việc luyện tập này thường kéo dài từ 1 - 2 năm, tùy thuộc vào sự kiên trì của phụ huynh, sự hợp tác của trẻ, tình trạng bệnh, sự hỗ trợ của nhà trường và giáo viên… Nếu sau khi tập phát âm, tình trạng nói ngọng vẫn không cải thiện, phải đưa trẻ đi kiểm tra lại tại bệnh viện.

Nếu khe hở vòm chưa được đóng kín hoàn toàn và còn khe hở ở vòm cứng hay vòm mềm thì cần phẫu thuật lại để đóng kín lỗ thông.

Dị tật bẩm sinh hở môi, hở hàm ếch: Không còn là nỗi sợ

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh, việc chọn lựa thời điểm phẫu thuật thích hợp phụ thuộc vào sức khỏe bệnh nhân,

2. Những bài tập, luyện tập âm ngữ trị liệu tốt cho người bệnh

Hoạt động thể chất là tất cả những hành động liên quan đến sự di chuyển của cơ thể, bao gồm sinh hoạt hàng ngày và các bài tập từ nhẹ tới mạnh. Với trẻ nhỏ, vận động đơn giản là đi bộ, chạy nhảy và chơi đùa. Khi trẻ lớn hơn, các hoạt động thể chất được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng.

Hoạt động thể chất nhẹ nhàng bao gồm đi dạo, chơi nhạc cụ, chơi cầu trượt, bập bênh... Trong khi đó, chạy nhảy, đạp xe, leo trèo, bơi lội… là những hình thức vận động tốt cho bé.

Tùy thuộc vào lứa tuổi ngay từ khi bé còn là sơ sinh, cha mẹ cũng đã có thể giúp bé tập những động tác đơn giản như giơ chân, giơ tay hay mát-xa cho bé.

Nếu bé đang ở giai đoạn tập bò, tập đi, cha mẹ có thể giơ tay đón bé để bé nhoài tới.

Nếu bé ở độ tuổi mẫu giáo có thể đi bộ, chạy trong phòng, vươn người, ném bóng... Bé ở lứa tuổi học tiểu học có thể học bơi, học múa, tập thể dục thẩm mỹ, đi bộ, đá bóng… Bé càng lớn thì các lựa chọn càng nhiều với các môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng bàn, chạy, nhảy cao, trượt patin, bơi…

Bé 6 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo nhảy Zumba điêu luyện

Bé ở độ tuổi mẫu giáo/tiểu học có thể học bơi, học múa, tập thể dục thẩm mỹ... (ảnh minh họa).

Sau khi phẫu thuật hở hàm ếch, phụ huynh nên hỗ trợ để trẻ có thể phát âm tốt hơn bằng cách thường xuyên massage vết mổ; cho trẻ tập thổi bóng hoặc thổi ống trong cốc nước để giúp các cơ ở vòm miệng và vòm họng hoạt động tốt hơn.

Đồng thời, phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên viên âm ngữ trị liệu để đánh giá tình trạng phát âm của trẻ, nếu cần thiết sẽ tiến hành luyện tập âm ngữ trị liệu.

Trẻ tập luyện phải trải qua nhiều bước như: Làm quen để hơi thoát ra từ miệng khi nói hoặc thổi, tạo động lực để bé tự nói càng nhiều càng tốt.

Sau đó giúp bé nghe phân biệt các âm, các từ mà bé bị chuyển âm khi nói hoặc nói sai. Ví dụ: Trẻ nói tay trẻ sẽ nói thành cây. Cuối cùng là chỉnh âm: Ban đầu cho bé bắt chước nhìn miệng theo vị trí cấu âm, khởi đầu với những âm dễ nói hay âm sớm, ví dụ: âm môi: b, m - ba mẹ, âm răng môi (v, p), âm đầu lưỡi (t, x, th, đ, n), âm giữa mặt lưỡi (nh, ch), âm gốc lưỡi (kh, c, ng). Sau đó sẽ đưa những từ đơn vào cụm từ, vào câu và đoạn hội thoại ngắn, sau đó là dài…

Trị liệu ngữ âm được chỉ định cho việc tạo ra phát âm bù trừ khi vị trí cấu âm bị thay đổi để đáp ứng với cấu trúc bất thường. Các nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau tăng âm mũi giữa trẻ 5 tuổi, trẻ 12 tuổi có khe hở môi và vòm miệng.

Việc quản lý, điều trị cần có sự phối hợp giữa bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt, phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ chỉnh nha để có được thẩm mỹ và chức năng ăn, nhai. Công tác điều trị cần có sự tham gia của đội ngũ trị liệu ngôn ngữ để cải thiện sự phát âm của trẻ khe hở môi và vòm miệng.

3. Những lưu ý khi tập luyện

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý, chức năng phát âm, ăn uống làm cho bệnh nhân luôn mặc cảm tự ti trong việc hòa nhập với cộng đồng. Về nguyên tắc có thể phẫu thuật hở môi từ trên 6 tháng đến dưới 12 tuổi và mổ vòm từ 18 tháng tuổi trở lên cân nặng từ 10 kg trở lên và thường trước 3 tuổi khi trẻ hoàn thiện về phát âm. 

Tuy nhiên thực tế việc chọn lựa thời điểm phẫu thuật thích hợp phụ thuộc vào sức khỏe bệnh nhân, khả năng và điều kiện gây mê, sự hợp tác của gia đình trẻ...

Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng cũng như tập luyện rất quan trọng để trẻ có thể lực tốt giúp nhanh hồi phục.

Tùy thuộc thể trạng của trẻ để chọn những môn thể thao cho phù hợp: Nếu trẻ có xu hướng thừa cân, nên chọn bơi lội, đạp xe… Tuy nhiên, những bé yếu ớt thì không nên chọn những môn đòi hỏi mất nhiều năng lượng, bé sẽ mệt, thậm chí suy kiệt cơ thể sau những buổi tập luyện quá sức.

Tùy thuộc vào năng khiếu, sở thích của trẻ và tính cách của trẻ cha mẹ cùng nhau luyện tập phù hợp. Nếu bé thích hoạt động tập thể thì nên chọn các môn mang tính đồng đội. Nhưng một số bé nhút nhát, ngại tiếp xúc với đám đông thì trước tiên hãy để bé tập cùng cha mẹ. Sau đó, cho con làm quen dần với hoạt động nhóm như dự tiệc sinh nhật, đi picnic với các gia đình khác, chơi các trò chơi với bạn cùng lứa tuổi.

Việc lựa chọn thời gian và thời điểm tập luyện của bé rất quan trọng để không ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết…). Nên cho bé tập thể dục buổi sáng hàng ngày từ 10-15 phút (có thể dài hơn tùy độ tuổi), tập vào thời gian nhất định trước bữa ăn sáng hoặc cho bé đi dạo cùng cha mẹ trước hoặc sau bữa tối ít nhất 1 giờ.

Mời bạn xem thêm video:

Bài tập hít thở giúp cải thiện tình trạng bệnh hay quên.


Bs Lê Thị Ngọc (BV108)
Ý kiến của bạn