Tác hại của việc lạm dụng kháng sinh
Bên cạnh những mặt tốt, mặt trái của "thời đại kháng sinh" bắt đầu lộ dần khi việc lạm dụng kháng sinh dần trở nên phổ biến. Hệ lụy không chỉ là hiện tượng kháng thuốc mà còn nhiều mối nguy mà con người chưa lường hết được:
- Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột gây rối loạn tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột
- Khiến bệnh hen suyễn, dị ứng trầm trọng hơn
- Gây tổn thương gan
- Tăng nguy cơ ung thư
- Gây suy tủy và các bệnh khác
- Tạo "siêu vi khuẩn"
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh an toàn
Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không
- Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh. Ðặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh
- Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần trước sử dụng
- Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
- Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.
Không dùng chung đơn thuốc của người khác
Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn.
Dùng đúng kháng sinh; đúng liều dùng; đúng đường dùng; đúng thời lượng
- Phải chọn đúng loại kháng sinh. Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả
- Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách.
- Phải dùng kháng sinh đủ thời gian. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày.
Hãy luôn ghi nhớ: dùng kháng sinh đúng loại, đúng liều lượng, không bỏ sót liều và dùng đủ thời gian như đơn kê của bác sĩ, kể cả khi bạn đã thấy khỏe hơn. Bỏ dở liệu trình điều trị là cơ hội cho vi khuẩn sống sót trở lại, tiếp tục nhân lên và đề kháng lại kháng sinh.
Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý
Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa. Thí dụ, dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu. Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái nhiễm.
Việc người dân tự ý mua thuốc kháng sinh và sử dụng tùy tiện là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Phòng ngừa tác hại của kháng sinh bằng lợi khuẩn
Bên cạnh các lưu ý trên, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn giảm tác dụng phụ của kháng sinh.
Lợi khuẩn vào cơ thể tiết ra các enzyme giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa. Lợi khuẩn còn tổng hợp ra các vitamin, giúp tăng cảm giác ngon miệng. Thêm vào đó, lợi khuẩn đào thải các hại khuẩn ra khỏi hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, chúng còn kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể, tăng cường miễn dịch tự nhiên để giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số thực phẩm giàu probiotics như kim chi, phô mát, sữa chua, các loại men vi sinh…
LiveSpo COLON chứa 3 tỷ (3x109) bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis giúp hỗ trợ bổ sung bào tử lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, hỗ trợ giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột gồm táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…
Thông tin chi tiết xem thêm tại website: www.livespo.com và nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi về viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, có thể gọi điện đến hotline: 1900 8946 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.