Lưu ý khi dùng thuốc điều trị ngoại trú bệnh động kinh
Người bệnh động kinh phải dùng thuốc đều đặn, liên tục và lâu dài theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa. Do đó, ngoài việc điều trị tại bệnh viện (nội trú) thì người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để dùng tại nhà (ngoại trú). Và, carbamazepin là một trong những thuốc như vậy. Tuy nhiên khi dùng thuốc này người bệnh cần hiểu cặn kẽ về thuốc để dùng thuốc an toàn.
Trong bệnh động kinh carbamazepin dùng trong các trường hợp động kinh cục bộ có triệu chứng phức tạp (động kinh tâm thần vận động và động kinh thùy thái dương). Người động kinh loại này tỏ ra đáp ứng tốt với thuốc hơn các loại động kinh khác; Ðộng kinh lớn (co giật cứng toàn bộ); Các kiểu động kinh hỗn hợp gồm các loại trên, hoặc các loại động kinh cục bộ hoặc toàn bộ khác. Cơn vắng ý thức (động kinh nhỏ) không đáp ứng với carbamazepin
Carbamazepin còn có tác dụng chống các cơn đau kịch phát ở người bệnh đau dây thần kinh tam thoa, làm giảm nguy cơ co cứng và giảm các triệu chứng cai nghiện rượu.
Khi được kê đơn dùng thuốc này, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, số lần dùng, và thời gian dùng thuốc, thời gian tái khám bệnh… nhưng do thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng, nên bệnh nhân cần lưu ý. Các tác dụng phụ của thuốc thường bắt đầu xảy ra là các triệu chứng về thần kinh trung ương, sau đó đến các phản ứng về da. Thường gặp nhất là các hiện tượng như toàn thân thấy chóng mặt. Trên thần kinh trung ương là các hiện tượng như ngủ gà, mất điều hòa, mệt mỏi. Trên hệ tiêu hóa người bệnh thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, kích ứng trực tràng nếu dùng thuốc đặt trực tràng và ở da có hiện tượng nổi ban và ngứa, thoát dịch dưới da. Mắt thấy khó điều tiết, nhìn một thành hai...
Đây là danh mục những tác dụng phụ thường gặp. Vì vậy, người bệnh gặp một trong các triệu chứng trên hoặc thấy bất thường (không có trong danh mục này), cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.
Các tác dụng không mong muốn của carbamazepin xảy ra khá phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị, gồm có hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ và mất điều hòa. Có thể giảm thiểu các tác dụng này bằng bắt đầu điều trị với liều thấp. Buồn ngủ và rối loạn chức năng tiểu não và vận nhãn cũng là các triệu chứng của nồng độ carbamazepin quá cao trong huyết tương và có thể hết khi tiếp tục điều trị với liều thấp. Các tác dụng không mong muốn liên quan đến liều dùng thường tự hết trong một vài ngày hoặc sau khi tạm thời giảm liều. Khi bị các tác dụng không mong muốn nặng như phát ban đỏ toàn thân, phản ứng quá mẫn, có thể cần phải ngừng điều trị.
DS. Nguyễn Thị An
-
Từ LIỆT NỬA NGƯỜI sau tai biến đến đi lại bình thường, bí quyết của người đàn ông này cực ĐƠN GIẢN
-
Trút bỏ nỗi lo đặt stent do hẹp mạch vành, thiếu máu tim với cách này
-
Nam giới SINH LÝ KÉM, cơ thể suy nhược, tiểu đêm lâu năm phải làm sao?
-
Run tay chân không rõ nguyên nhân - vẫn có cách giảm run hiệu quả
-
Wincofood nhận danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019
-
Vì sao trẻ ăn nhiều không bụ bẫm?
-
6 lợi ích của dầu thầu dầu đối với sắc đẹp và sức khỏe
-
5 thói quen làm giảm “tinh binh”
- Iran không loại trừ khả năng xung đột với Israel
- Trung Quốc hy vọng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Việt Nam sẽ có kết quả tích cực
- Không có đột phá trong Brexit, Anh và EU sẽ tiếp tục tìm lối thoát
- Truyền hình trực tuyến: Phòng cảm cúm, viêm đường hô hấp giao mùa
- Bệnh sởi gia tăng, Giám đốc BV Nhiệt đới chỉ rõ sai lầm của cha mẹ khiến con nặng thêm
Gửi bài viết cho tòa soạn qua email: bandientuskds@gmail.com
Sức khỏe người lớn
Sức khỏe trẻ em
Sơ cứu
Sức khoẻ tâm thần
Ẩm thực và dinh dưỡng
Sức khỏe và môi trường
Các biện pháp tránh thai
Sức khoẻ sinh sản và tình dục
Các thuật ngữ
Tìm hiểu cơ thể người
Dược
Thẩm mỹ
Trang phục
Rèn luyện
Ngôi nhà an toàn
Giải thích các xét nghiệm
Khám sức khỏe
Dinh dưỡng phòng chống ung thư
.jpg)
-
Phát hiện yếu tố mới gây ung thư miệng
SKĐS - Hiện nay, số trường hợp mắc ung thư miệng đang gia tăng ở một số quốc gia như Anh, Mỹ... Các yếu tố nguy cơ được biết đến gây bệnh lý nguy hiểm này bao gồm hút thuốc lá, uống rượu, nhiễm virut papilloma (HPV), nhai trầu... - Người Trung Quốc nhìn nhận lại Chiến tranh Tháng 2 năm 1979
- Khám miễn phí vô sinh, hiếm muộn cho hàng nghìn lượt người tại BV Bưu điện
- Khẩn cấp: "Kho máu" dự trữ sắp cạn kiệt, chỉ đủ cung cấp trong 3 ngày nữa
- Giấc mơ trường sinh bất lão và liều thuốc bất tử