Lưu ý khi dùng hạt sen chữa mất ngủ hậu COVID-19

26-03-2022 07:17 | Dinh dưỡng
google news

SKĐS - Theo các chuyên gia, nếu sử dụng hạt sen không đúng cách sẽ không đem lại hiệu quả, thậm chí có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón…

Hậu COVID-19: 3 thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn ngủ ngon hơnHậu COVID-19: 3 thay đổi trong lối sống sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

SKĐS - Sau khi mắc COVID-19, một số người gặp vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Áp dụng những cách sau đây để cải thiện giấc ngủ của bạn.

Các chuyên gia y tế nhận định, hậu COVID-19 có thể để lại một số di chứng như: Khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, rụng tóc, rối loạn tâm lý, giảm sự tập trung, lo âu, trầm cảm, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ...

Theo ThS.BS Phạm Văn Dương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), rối loạn giấc ngủ là một rối loạn rất phổ biến và thường gặp ở bệnh nhân sau mắc COVID-19. Cụ thể, các bệnh nhân sau mắc bệnh thường có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu, thức dậy sớm. Do đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi tham gia các hoạt động ban ngày vì suy giảm chất lượng giấc ngủ.

Trên thực tế, nhiều người bị mất ngủ đã áp dụng các bài thuốc dân gian để cải thiện chất lượng giấc ngủ, trong đó có việc dùng hạt sen. Theo đó, hạt sen được biết đến là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Từ hạt sen có thể chế biến nhiều món ăn ngon có giá trị bồi dưỡng cao như chè sen, mứt sen, chè hạt sen long nhãn, móng giò hầm hạt sen...

Cùng với đó, những năm gần đây, các nhà thực vật học đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng trong hạt sen có chất kiềm, glucôxit thơm có tác dụng an thần. Sau khi ăn hạt sen, tuyến tụy tiết ra chất insulin làm người ta dễ ngủ hơn.

Lưu ý khi dùng hạt sen chữa mất ngủ hậu COVID-19 - Ảnh 2.

Tâm sen có tác dụng an thần và thanh nhiệt cơ thể.

Trong hạt sen còn có bộ phận nữa chính là tâm sen (tim sen). Thành phần này cũng được sử dụng trong y học truyền thống châu Á như là một loại thuốc có tác dụng an thần và thanh nhiệt. Về thành phần hóa học, tâm sen có chứa Alkaloid, flavonoid, axit amin.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt sen phải kết hợp với tâm sen mới phát huy tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa chứng suy nhược thần kinh, chữa mất ngủ cũng như công dụng an thần.

Do đó, nên dùng loại hạt sen được sấy khô có giữ nguyên tâm sen. Hoặc nếu chỉ bị đau đầu, mất ngủ thì nên dùng riêng tâm sen sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong trường hợp hạt sen bỏ đi tâm sen thì không có tác dụng trong việc chữa mất ngủ nữa. Khi đó, hạt sen chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa mà thôi.

Lưu ý khi dùng hạt sen

Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ - kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa.

Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều thì hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.

Các chuyên gia lưu ý thêm, hạt sen cũng là một vị thuốc trong Đông y. Do đó, không nên lạm dụng dùng quá nhiều, nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y trước khi sử dụng hạt sen để phát huy tác dụng sức khỏe tốt nhất.

Cùng với đó, do tâm sen có chứa nhiều alkaloid cao nên sẽ tác động lực mạnh và làm ảnh hưởng đến tim. Vì vậy những người bị bệnh tim cần phải thận trọng khi sử dụng hạt sen.

An toàn nhất là bệnh nhân nên bỏ tâm sen riêng hoặc hạn chế sử dụng tâm sen. Đối với những người có tiền sử bệnh tim thì nên hỏi ý kiến bác sỹ về liều lượng cũng như thời gian để sử dụng hạt sen an toàn nhất.

Khi muốn dùng tâm sen cần phải khử độc rồi mới được dùng. Hãy khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng để độc tố thoát hết ra ngoài.

Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19Lưu ý khi dùng tâm sen trị mất ngủ hậu COVID-19

SKĐS - Mất ngủ là di chứng mà nhiều người mắc phải sau khi mắc COVID-19. Tâm sen là một trong những vị thuốc của Đông y có tác dụng an thần, trị mất ngủ, nhưng khi dùng cần lưu ý gì?

Xem thêm video đang được quan tâm

Kéo dài tuổi thọ, trẻ lâu nhờ lối sống lành mạnh.


Anh Khôi
(t/h)
Ý kiến của bạn