Lưu ý chế độ ăn tăng huyết áp trẻ em

03-10-2024 19:30 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp tâm thu khi nghỉ ngơi, huyết áp tâm trương hoặc cả hai liên tục; mức huyết áp được coi là bất thường ở trẻ em thay đổi tùy theo độ tuổi, tối đa là 13 tuổi. Chế độ ăn là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tăng huyết áp trẻ em.

Huyết áp là thước đo mức độ máu đẩy vào thành động mạch khi nó di chuyển trong cơ thể. Đa số, việc huyết áp của trẻ tăng giảm suốt cả ngày là điều bình thường. Nhưng nếu nó vẫn tiếp tục, trẻ sẽ bị huyết áp cao (hay còn gọi là tăng huyết áp).

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn tăng huyết áp trẻ em

Dù là người lớn hay trẻ em, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sự phát triển của bệnh tim mạch và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên toàn thế giới (khoảng 12,8% số ca tử vong toàn cầu).

Lưu ý chế độ ăn tăng huyết áp trẻ em - Ảnh 1.

Chế độ ăn giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp trẻ em. Ảnh minh họa.

Huyết áp tâm thu (SBP) hoặc huyết áp tâm trương (DBP) tăng 20/10 mmHg sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, các phương pháp giảm huyết áp là cần thiết.

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến huyết áp, do đó tăng huyết áp thường được hỗ trợ điều trị bằng thay đổi chế độ ăn uống.

Thay đổi chế độ ăn uống là một cách đã được chứng minh là giúp kiểm soát tăng huyết áp. Những thay đổi này cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

2. Các chất dinh dưỡng trong bệnh tăng huyết áp trẻ em

Các bác sĩ khuyến nghị chế độ ăn DASH - phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp (huyết áp cao) cho trẻ đã từng có chỉ số huyết áp cao hơn bình thường.

Chế độ ăn DASH rất giàu rau, trái cây và các sản phẩm từ sữa ít béo. Nó bao gồm việc tiêu thụ cá, các loại hạt, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau, magie, kali, canxi và chất xơ, hạn chế vừa phải lượng natri. Trong thử nghiệm lâm sàng DASH đầu tiên được thực hiện cách đây 20 năm, chế độ ăn DASH đã cho thấy làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lần lượt là 5,5 mmHg và 3,0 mmHg.

Hơn nữa, chế độ ăn DASH có hiệu quả trong việc giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch khác bao gồm lipid máu, đường huyết, trọng lượng cơ thể và vòng eo. Do đó, nó được khuyến khích trong điều trị tăng huyết áp.

Chế độ ăn DASH không phải là một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt mà giống một lối sống hơn. Nó khá dễ thực hiện và không hạn chế bất kỳ loại thực phẩm nào. Trong khi tuân theo chế độ ăn kiêng này, đôi khi trẻ vẫn có thể ăn những món ăn yêu thích miễn là chúng nhận được phần lớn lượng calo từ thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến.

Một trong những cách tốt nhất để giúp trẻ bị tăng huyết áp tuân thủ chế độ ăn DASH là khuyến khích trẻ thực hiện chế độ ăn kiêng đó. Trẻ em thường muốn ăn những gì người lớn xung quanh đang ăn, vì vậy việc biến mục tiêu này thành mục tiêu của gia đình có thể khiến chúng thấy thú vị. Cho trẻ thấy rằng thực phẩm lành mạnh có thể ngon và thú vị, đồng thời đưa trẻ vào bếp để trẻ tham gia vào cách chế biến thức ăn.

3. Thực phẩm trẻ tăng huyết áp nên ăn và nên hạn chế

Lưu ý chế độ ăn tăng huyết áp trẻ em - Ảnh 3.

Có nhiều loại trái cây tốt cho trẻ mắc bệnh cao huyết áp.

Thực phẩm cần bổ sung mỗi ngày:

  • Trái cây: quả bơ, mâm xôi, việt quất, dâu tây, táo, cam, quýt, bưởi…
  • Rau cải xanh, bông cải xanh, nên ăn rau luộc, hấp, xào nhẹ hoặc nướng với ít dầu và muối.
  • Ngũ cốc nguyên hạt như: Lúa mì nguyên hạt, gạo lứt, yến mạch, diêm mạch…
  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích, dầu ô liu...

Thực phẩm nên ăn ở mức độ vừa phải (một hoặc hai lần một ngày):

  • Các loại đậu (đậu, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan…)
  • Các loại hạt (lạc, điều, quả óc chó, hạt dẻ, hạnh nhân) có ít hoặc không có dầu và muối.
  • Thịt nạc như cá hoặc thịt gia cầm.
  • Trứng (chủ yếu là lòng trắng trứng).
  • Các sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít béo hoặc các sản phẩm từ sữa có nguồn gốc thực vật được bổ sung canxi, vitamin D và vitamin B12: Sữa chua không béo, không đường như sữa chua Hy Lạp.

Thực phẩm nên hạn chế ăn (không quá một hoặc hai lần một tuần):

  • Thịt lợn hoặc thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt nai…)
  • Thịt chế biến (thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích...)
  • Thực phẩm chiên giòn (gà rán, khoai tây chiên)
  • Các sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo (sữa nguyên chất, bơ, kem, phô mai đầy đủ chất béo).
  • Soda và đồ uống có đường khác.
  • Thực phẩm chế biến sẵn (thực phẩm đông lạnh hoặc ăn liền, đồ ăn nhẹ có vị mặn, thực phẩm đóng hộp, kẹo, ngũ cốc ăn sáng có đường…).

Ngoài ra, cũng nên hạn chế thêm muối và dầu vào chế độ ăn của trẻ. Nếu phải sử dụng những thứ này khi nấu ăn, chỉ cần sử dụng một vài thìa cà phê dầu hoặc chỉ rắc một chút muối. Có thể thêm hương vị, sử dụng các loại gia vị và thảo mộc khác nhau để xem trẻ thích loại nào. Vị giác của trẻ sẽ thích nghi với thức ăn ít muối tương đối nhanh chóng và chúng thậm chí có thể bắt đầu thấy đồ ăn ngoài (nhà hàng) quá mặn.

Xem thêm:

Bài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ emBài tập hỗ trợ trị tăng huyết áp trẻ em

SKĐS - Giống như người lớn, tăng huyết áp trẻ em không có dấu hiệu đặc trưng nhất định nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị, trẻ em cũng có thể thực hiện các bài tập theo độ tuổi để ổn định huyết áp.



BS. Lê Thu Thủy
Ý kiến của bạn