Lương y Trần Văn Đức: Từ nhà giáo, anh bộ đội cụ Hồ đến một lương y tâm đức

21-01-2016 16:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Vốn xuất thân từ gia đình dòng họ có truyền thống khai thác - bán dược liệu, lương y Trần Văn Đức được kế thừa nhiều bài thuốc do bố của ông học được và truyền lại, cùng niềm đam mê nghề y ngay từ nhỏ, khi nghỉ hưu ông đã quyết tâm “Tầm sư học đạo” và sau 5 năm học tập, với những gì đã học được kết hợp với những kiến thức kinh nghiệm về y khoa ông học được từ khi tham gia quân ngũ và những bài thuốc gia truyền, lương y Trần Văn Đức trở về mở phòng khám y học cổ truyền tại Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Phòng khám của ông đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với rất nhiều người ở nhiều nơi tìm đến để chữa trị bệnh.

Vốn xuất thân từ gia đình dòng họ có truyền thống khai thác - bán dược liệu, lương y Trần Văn Đức được kế thừa nhiều bài thuốc do bố của ông học được và truyền lại, cùng niềm đam mê nghề y ngay từ nhỏ, khi nghỉ hưu ông đã quyết tâm “Tầm sư học đạo” và sau 5 năm học tập, với những gì đã học được kết hợp với những kiến thức kinh nghiệm về y khoa ông học được từ khi tham gia quân ngũ và những bài thuốc gia truyền, lương y Trần Văn Đức trở về mở phòng khám y học cổ truyền tại Xã Gia Sinh, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình. Phòng khám của ông đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với rất nhiều người ở nhiều nơi tìm đến để chữa trị bệnh.

Chúng tôi tìm đến nhà lương y Trần Văn Đức trong một ngày mưa phùn cuối đông, ông là một người mến khách, nhiệt tình và rất chân thành nồng hậu. Đón tiếp chúng tôi trong ngôi nhà ấm cúng, khi được hỏi về những thăng trầm trong cuộc đời và cơ duyên đến với nghề y, ánh mắt xa xăm ông kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời ông: Từ khi còn trẻ ông đã rất tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Đội, ông từng giữ chức vụ Bí thư Đoàn trường cấp 3 và trường Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa. Năm 1962, ông học xong lớp 10, khóa I trường cấp 3 tỉnh Ninh Bình, ông được kết nạp vào Đảng, đây là vinh dự và là niềm tự hào đối với ông. Đầu năm 1965, ông rời bục giảng xung phong nhập ngũ, vào Sư đoàn F304, chiến đấu trong đội hình của các đơn vị cao xạ đánh máy bay Mỹ bảo vệ miền Bắc. Đầu năm 1966, ông cùng đồng đội xẻ dọc Trường Sơn vào Nam chiến đấu. Ông tham gia ở các chiến trường Trị Thiên, đường Trường Sơn… Sau 10 năm chiến đấu gian lao, đổ mồ hôi và một phần xương máu, ông đều hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao, đất nước giải phóng. Năm 1976, ông trở về tiếp tục theo học tại Đại học Kinh tế kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế quốc dân). Năm 1979, ông được phân công tác về Tổng cục Hàng không dân dụng Việt nam. Đến năm 1990, ông xin về nghỉ hưu sớm để chăm sóc, đỡ đần cho người vợ thân yêu của mình.

Trong ảnh ở cầu Hàm Rồng ông Đức mặc áo trắng đứng giữa

Về nghỉ ngơi, ông có thời gian dành cho việc nghiên cứu y học, tiếp nối truyền thống gia đình, ông học tập các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như: Châm cứu, diện chẩn, rô-mi-hô (của Nhật). Đồng thời triển khai trồng trên 4.000 m2 cây thuốc nam để dùng hàng ngày. Cùng với đó, ông cũng nghiên cứu và phát huy bài thuốc gia truyền: “Sinh Dược phong thấp thang”. Bài thuốc quý này đã giúp cho rất nhiều người không may mắc những chứng bệnh về xương khớp thoát khỏi bệnh tật, và được Hội đồng khoa học y học Ninh Bình đánh giá cao. Đến nay ông và vợ là lương y Nguyễn Thị Hiền đã cùng nhau bốc thuốc cứu người được hơn 20 năm.

Lương y Trần Văn Đức luôn ước nguyện: “Mong những kiến thức y học được phổ cập đến tất cả mọi người, để mọi người có thêm kiến thức để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Tôi luôn muốn mang những kiến thức và kinh nghiệm y học của mình để giúp cho nhiều người hơn nữa, giúp họ thoát khỏi những đau khổ của bệnh tật.”

Bên cạnh đó, lương y Trần Văn Đức và gia đình còn rất tích cực tham gia công tác xã hội, làm từ thiện, ông tổ chức chữa bệnh miễn phí cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, tiền thuốc ông chỉ thu một phần kinh phí nhỏ tượng trưng. Ông cũng ủng hộ hàng chục triệu đồng để chung tay xây dựng nông thôn mới, đóng góp rất nhiều đầu sách cho tủ sách chung của nhà văn hóa thôn để mọi người cùng đọc, tăng thêm kiến thức. Ông cũng rất chú trọng vào công tác khuyến học, ông luôn đi đầu ủng hộ cho các cháu có thành tích xuất sắc, học sinh, sinh viên nghèo vượt khó… Gia đình ông cũng luôn gương mẫu trong công tác giáo dục con cái, các con ông học hành rất giỏi và giờ đã thành đạt.

Với những cống hiến miệt mài không ngừng nghỉ ấy, tháng 11 năm 2015 ông đã vinh dự được nhận danh hiệu “Thầy thuốc tiêu biểu làm theo lời Bác” do Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam trao tặng. Lương y Trần Văn Đức thật xứng đáng là tấm gương giàu y đức, giỏi y thuật. Chúc ông và gia đình sức khỏe để có thể đóng góp thêm cho xã hội.


Ý kiến của bạn