Họ đã quá mệt mỏi bởi mặc cảm xấu xí, chán ngấy vì những câu hỏi liên tục về đồng tính luyến ái và vấn nạn mày râu có thể thoải mái chòng ghẹo không bị trừng phạt. Đó chỉ là số nhỏ trong những trải nghiệm thất vọng đông đảo nữ cư dân internet tại Anh chia sẻ trong khuôn khổ dự án “I’m tired”.
Nỗ lực phản kháng những hành vi phi nhân tính xuất hiện mùa hè vừa qua tại Vương quốc Anh do sáng kiến của hai thiếu nữ cư dân thành phố Nottingham. Paula Akpan và Harriet Evans, cặp nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tốt nghiệp trường mỹ thuật hy vọng giải tỏa tâm trạng thất vọng của bản thân và tập hợp dư luận phê phán những việc làm phi nhân tính xâm hại phụ nữ gây hiệu ứng tiêu cực xã hội.

Những tấm lưng phản kháng kỳ thị giới.
Hai thiếu nữ can đảm quyết định thu hút sự quan tâm của dư luận vào vấn đề kỳ thị giới tồn tại đã thời gian dài và đang có xu hướng ngày càng lan rộng. Ý tưởng của họ đã lọt “mắt xanh” đông đảo cư dân mạng và chớp nhoáng chinh phục truyền thông xã hội.
Dự án “I’m tired” (“Tôi đã chán ngấy”) trở thành cú ra đòn trúng đích. “I’m tired” bao gồm nhiều bộ sưu tập ảnh đen-trắng tâm điểm là những dòng chữ viết trên tấm lưng trần. Tất cả những ai muốn tham gia chiến dịch đều có thể viết những gì bản thân đã ngán lên tấm lưng của mình và post ảnh lên facebook.
“Đối với tôi và cả với Paula, quan trọng nhất là làm gì, để tất cả những ai hàng ngày trải nghiệm hành vi kỳ thị, cảm thấy dễ chịu hơn khi biết rằng, cuộc đời cũng có những người gặp phiền toái và nỗi buồn tương tự - Evans bộc bạch trong một bài trả lời phỏng vấn. Nữ nghệ sĩ bổ sung, người ta thường rêu rao, nhiều vấn đề như kỳ thị người đồng tính hoặc kỳ thị giới đã là quá khứ. Song thực tế tất cả vẫn là vấn đề thời sự. Những mẩu chuyện đời của các tình nguyện viên tham gia chiến dịch đính kèm ảnh chụp là minh chứng thuyết phục.
“Tôi mệt mỏi vì những lưu ý, tôi quá gầy để có thể lấy chồng”, “Tôi đã chán ngấy vì sự đo đếm trí thông minh dựa vào nguồn gốc xã hội”, “Cực ngán những người dạy dỗ, tôi cần phải ăn uống thế nào” - đó chỉ là một phần nhỏ những lời phản kháng thể hiện trên tấm lưng trần.
Đó không phải là chiến dịch duy nhất diễn ra vài tháng qua trong khuôn khổ dự án “I’m tired”. Vấn đề tương tự cũng được đề cập trong thời gian tẩy chay thương hiệu Topshop, cụ thể là tẩy chay phiên bản những ma-nơ-canh mảnh mai thái quá trưng bày trang phục bày bán tại cửa hàng.
Vụ việc khởi nguồn từ hành động phản kháng của một nữ khách hàng. Chị Laura Berry đã chụp ảnh ma-nơ-canh tại cửa hàng và phân tích một cách có cơ sở khoa học và thuyết phục ý đồ làm biến dạng hình ảnh tấm thân người phụ nữ của Topshop trong bài viết post lên fanpage của thương hiệu. Laura nhấn mạnh, thương hiệu trang phục cần có ý thức về việc làm của họ tác động mạnh mẽ thế nào đến cách thức tiếp cận của giới trẻ đối với thân thể của họ.
Thoạt đầu doanh nghiệp biện minh rằng, ma-nơ-canh của họ có số đo hợp chuẩn quốc gia, tức số 10. Tuy nhiên làn sóng phản kháng quyết liệt huy động đông đảo giới trẻ tẩy chay sản phẩm Topshop đã buộc họ phải thay đổi. Những ma-nơ-canh mảnh mai thái quá đã được thay thế bằng sản phẩm cùng loại có số đo hiện thực và lành mạnh.
Paula Akpan và Harriet Evans, cặp nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tốt nghiệp trường mỹ thuật hy vọng giải tỏa tâm trạng thất vọng của bản thân và tập hợp dư luận phê phán những việc làm phi nhân tính gây hiệu ứng tiêu cực xã hội.
(theo cafeteria.pl)
Vinh Thu