Theo đó, UBTVQH vừa ban hành Nghị quyết số: 41/2023/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Sau khi điều chỉnh, theo dự kiến, tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) Quốc hội sẽ thông qua 9 luật, 1 nghị quyết và cho ý kiến 12 dự án luật; tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) Quốc hội sẽ thông qua 12 luật, cho ý kiến 3 dự án luật.
Các luật sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ 7
Kỳ họp thứ 7, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 9 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Luật Lưu trữ (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Thủ đô (sửa đổi); Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại 1 kỳ họp); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản và Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.
Cũng tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ cho ý kiến đối với 12 dự án luật gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua 12 dự án luật
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thông qua 12 dự án luật, bao gồm: Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng không nhân dâ; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thông; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) – nếu chưa thông qua tại kỳ 7; Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Cũng tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội cho ý kiến về 3 dự án luật: Luật Chuyển đổi giới tính; Luật Việc làm (sửa đổi); Luật Hóa chất (sửa đổi).
Theo Bộ Y tế, sau gần 7 năm thực hiện, Luật Dược số 105/2016/QH13 đã đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về dược. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai cũng cho thấy một số quy định của Luật Dược đã không còn phù hợp yêu cầu quản lý, tạo ra một số vướng mắc, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc, nhất là trong điều kiện cấp bách như phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua.
Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược để phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước và giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn là rất cần thiết.