Luận án tiến sĩ về áo ngực được đánh giá 'là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực'

12-10-2022 16:43 | Thời sự
google news

SKĐS - Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đề tài nghiên cứu về áo ngực từng xôn xao dư luận. Hội đồng thẩm định đánh giá, luận án này là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực.

Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách khoa Hà Nội gây tranh cãi: Chuyên gia lên tiếngLuận án tiến sĩ ở ĐH Bách khoa Hà Nội gây tranh cãi: Chuyên gia lên tiếng

SKĐS - Mới đây, một luận án tiến sĩ ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khiến dư luận xôn xao bình luận, bày tỏ hoài nghi về chất lượng cũng như tính thực tiễn của vấn đề nghiên cưu. Tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá đây là đề tài có tính mới, thiết thực và khoa học.

Ngày 12/10, tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung đã bảo vệ luận án tiến sĩ ngành công nghệ dệt may, đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực".

Hội đồng thẩm định đánh giá luận án tiến sĩ gồm 7 thành viên, trong đó một chủ tịch, một thư ký, một ủy viên và ba phản biện gồm: PGS.TS Trần Minh Nam, TS Lưu Thị Tho và TS Phạm Quốc Thụ.

Sau khi lắng nghe nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu, hội đồng thẩm định đánh giá, luận án này là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực.

Luận án tiến sĩ về áo ngực là công trình khoa học nghiên cứu nghiêm túc, thiết thực - Ảnh 2.

Nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

7/7 thành viên hội đồng thẩm định đánh giá luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" đạt yêu cầu, trong đó 3 phiếu xếp loại xuất sắc.

Hội đồng nhận định, luận án đáp ứng đầy đủ yêu cầu về bố cục, nội dung, hình thức của một luận án tiến sĩ. Hội đồng thẩm định đề nghị Đại học Bách khoa Hà Nội công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung.

Trước đó, vào đầu tháng 10/2022, luận án này với từ khoá "luận án tiến sĩ áo ngực" đã gây nhiều tranh cãi và hoài nghi về tính thực tiễn của đề tài. Tuy nhiên, trả lời báo chí về vấn đề này, PGS-TS Phan Thanh Thảo, Viện trưởng Viện dệt may, da giầy và thời trang thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định đề tài nghiên cứu về áo ngực phụ nữ do nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung, ngành Công nghệ dệt, may, thực hiện có tính cấp thiết, mang ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn lớn.

Liên quan đến đề tài này, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung từng công bố 8 công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong đó, 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, 3 bài báo khoa học công bố (Scopus, Springer); 4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ trong nước (có phản biện và được tính điểm của Hội đồng học hàm giáo sư nhà nước). Nghiên cứu này cũng từng đạt giải thưởng Khoa học công nghệ đo lường Việt Nam 2020.

Bộ GD&ĐT làm rõ số liệu về lao động trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệpBộ GD&ĐT làm rõ số liệu về lao động trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa có phản hồi về những thông tin chưa đúng về lao động trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp tại hội thảo "Hướng nghiệp suốt đời" được tổ chức trước đó.



Đỗ Vi
Ý kiến của bạn