Luận án tiến sĩ ở ĐH Bách khoa Hà Nội gây tranh cãi: Chuyên gia lên tiếng

04-10-2022 19:00 | Thời sự
google news

SKĐS - Mới đây, một luận án tiến sĩ ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội khiến dư luận xôn xao bình luận, bày tỏ hoài nghi về chất lượng cũng như tính thực tiễn của vấn đề nghiên cưu. Tuy nhiên nhiều chuyên gia đánh giá đây là đề tài có tính mới, thiết thực và khoa học.

Nhiều trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022Nhiều trường đại học thông báo xét tuyển bổ sung năm 2022

SKĐS - Từ số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, vẫn còn trên 100.000 thí sinh trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học. Do đó, nguồn xét tuyển bổ sung vẫn còn dồi dào cho các trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu ở nhiều ngành.

Đó là luận án "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm nhân trắc ngực nữ sinh Bắc Việt Nam tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực" của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung, ngành Công nghệ dệt, may.

Trong luận án của mình, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung cho biết: "Nội dung đề cập việc thiết lập được hệ thống đo đồng thời áp lực áo ngực lên cơ thể người mặc bằng cảm biến áp khí tại 8 vị trí đo, và đo áp lực áo ngực ở 3 trạng thái: tĩnh, động, tĩnh kết hợp động; xác định được các kích thước ngực nữ sinh Bắc Việt Nam đa dạng bằng phương pháp đo 3D không tiếp xúc trên hệ thống quét 3D đã thiết lập và phần mềm Geomagic Design X. Phân tích được mối quan hệ giữa các kích thước ngực.

Xác định được ảnh hưởng của các kích thước đặc trưng của ngực nữ sinh tới áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ, mối quan hệ giữa các kích thước ngực đặc trưng với áp lực của áo ngực, với độ tiện nghi áp lực, giữa áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến và đa biến với kỹ thuật BMA (Bayesian Model Averaging) trên phần mềm R".

Ý kiến chuyên gia về luận án tiến sĩ ở ĐH Bách khoa Hà Nội gây tranh cãi - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình trang bìa luận án tiến sĩ.

Vậy luận án này có thực sự cần thiết, có giá trị áp dụng thực tiễn hay có "xứng tầm tiến sĩ" không? Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng "nhìn tên đề tài rồi chỉ trích", bởi việc này có thể làm các nghiên cứu sinh, các nhà khoa học chùn bước, e dè khi chọn đề tài cho các công trình khoa học.

Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung có tính mới, ít nghiên cứu tương tự ở Việt Nam. Ngoài ra, ở luận án này còn có tính thiết thực. Nghiên cứu về cấu trúc ngực để cải thiện áo ngực có tính thiết thực rất rõ ràng. Kết quả đề tài sẽ đóng góp cơ sở dữ liệu cho các cá nhân, đơn vị thiết kế thời trang, nhằm tạo ra áo ngực phù hợp với thể hình người Việt Nam.

Cuối cùng là tính khoa học, theo ông Dũng, trong lĩnh vực may mặc, các đề tài về xây dựng thông số cơ thể là cơ sở để thiết kế các phần mềm dự báo, tư vấn trang phục phù hợp. Việc luận án tiến sĩ lựa chọn nữ sinh miền Bắc để nghiên cứu theo ông Dũng đánh giá hợp lý, bởi mỗi khu vực sẽ có đặc điểm thể trạng khác nhau, đồng thời giúp thu hẹp số mẫu cần khảo sát.

Trước nhiều ý kiến trái chiều liên quan luận án này, trả lời báo chí, PGS.TS Phan Thanh Thảo, Viện trưởng Viện Dệt may - Da giầy và thời trang, ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: "Nhà trường đã nắm được thông tin gây tranh cãi, tuy nhiên, xin khẳng định đây là đề tài chuyên ngành về công nghệ dệt, may có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn. Đề tài có tính cấp thiết rất lớn vì áp lực và độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ có vai trò đặc biệt quan trọng với cảm nhận và ảnh hưởng tới sức khỏe của người mặc. Nếu giá trị áp lực của áo ngực lên cơ thể trong thời gian dài và lớn hơn mức chịu đựng của con người".

Liên quan đến đề tài này, nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung từng công bố 8 công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế. Trong đó 1 bài báo khoa học thuộc hệ thống ISI, 3 bài báo khoa học công bố (Scopus, Springer); 4 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học và công nghệ trong nước (có phản biện và được tính điểm của Hội đồng học hàm giáo sư nhà nước). Nghiên cứu này cũng từng đạt giải thưởng Khoa học công nghệ đo lường Việt nam 2020.

PGS. TS Phan Thanh Thảo khẳng định, vấn đề nghiên cứu này còn rất mới, hoàn toàn phù hợp và rất cần thiết nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học để cải thiện độ tiện nghi áp lực của áo ngực nữ cho người mặc trong quá trình thiết kế và sản xuất áo ngực. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc cơ thể người và xây dựng hệ thống cỡ số cho các đối tượng khác nhau đã được thực hiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu về đặc điểm nhân trắc ngực, phân nhóm ngực nữ sinh Bắc Việt Nam vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và chi tiết.

Theo đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, luận án của nghiên cứu sinh Lưu Thị Hồng Nhung chưa tới thời gian bảo vệ. Nhà trường chưa đưa ra bình luận về chất lượng của luận án khi chưa có ý kiến của Hội đồng. Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường khẳng định các luận án của nghiên cứu sinh tại ĐH Bách khoa Hà Nội luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng đào tạo.

Tác giả luận án tiến sĩ ‘phát triển... môn cầu lông’ cho viên chức từng dự hội thảo quốc tế Tác giả luận án tiến sĩ ‘phát triển... môn cầu lông’ cho viên chức từng dự hội thảo quốc tế

SKĐS - Tác giả luận án tiến sĩ ‘phát triển... môn cầu lông’ cho công chức, viên chức từng công bố nghiên cứu “Thực trạng phong trào cầu lông công nhân viên chức lao động” tại Hội thảo quốc tế Thái Bình Dương.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn