Hà Nội

Lựa chọn thuốc trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai

06-09-2022 16:00 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Phụ nữ mang thai mắc hen phế quản có thể gặp các biến chứng: Tăng nguy cơ sinh non, tăng huyết áp, tiền sản giật, trẻ nhẹ cân...

Trị hen phế quản ở thai phụ, thuốc gì?Trị hen phế quản ở thai phụ, thuốc gì?

SKĐS - Phụ nữ mang thai bị hen phế quản (HPQ) thường cố chịu đựng triệu chứng và ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi mà họ không biết rằng việc chịu đựng như vậy rất nguy hiểm.

1. Sự cần thiết phải kiểm soát hen phế quản thai kỳ

Hen phế quản (hen suyễn) là một trong những vấn đề y tế phổ biến nhất xảy ra trong thời kỳ mang thai, thường gây nguy hiểm cho khoảng  4-8% số phụ nữ mang thai

Các triệu chứng hen phế quản bao gồm:

  • Thở khò khè
  •  Ho
  •  Tức ngực
  • Khó thở.

Kiểm soát tốt bệnh hen phế quản là rất quan trọng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Cơn hen phế quản bùng phát khiến lượng oxy trong máu giảm. Điều này có thể dẫn đến lượng oxy đến thai nhi ít hơn. Oxy thấp có thể làm giảm sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi (suy thai, thai chậm phát triển, sinh non…).

Ngoài ra, tình trạng khó thở thường xuyên có thể gây nên các biến chứng cho mẹ như tăng huyết áp, tiền sản giật

photo-1662375065702

Cơn hen phế quản bùng phát khiến lượng oxy trong máu giảm.

2. Điều trị hen phế quản thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, bác sĩ có thể xem xét một số loại thuốc điều trị hen suyễn an toàn hơn những loại thuốc khác, vì vậy thuốc điều trị có thể thay đổi.

2.1.  Sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít trị hen phế quản

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng corticosteroid dạng hít không tăng nguy cơ chu sinh (bao gồm tiền sản giật, sinh non, nhẹ cân và dị tật bẩm sinh).

Cho đến nay, budesonide được coi là corticosteroid dạng hít ưu tiên cho bệnh hen phế quản trong thai kỳ, vì có dữ liệu an toàn khi mang thai ở người được công bố nhiều nhất. Lưu ý, các chế phẩm corticosteroid dạng hít khác có thể được tiếp tục ở những bệnh nhân mà bệnh hen phế quản đã được kiểm soát tốt bởi các thuốc này trước khi mang thai. Đặc biệt nếu việc thay đổi công thức có thể gây nguy hiểm cho việc kiểm soát bệnh hen phế quản. Fluticasone beclomethasone cũng đã được sử dụng rộng rãi trong thời kỳ mang thai.

Một số bệnh nhân bị hen phế quản nặng có thể yêu cầu sử dụng corticosteroid đường uống prednisolone thường xuyên để đạt được sự kiểm soát hen phế quản đầy đủ. Nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân sẽ ít hơn nguy cơ tiềm ẩn của đợt cấp hen phế quản nặng, bao gồm tử vong ở mẹ hoặc thai nhi.

Phụ nữ sử dụng thuốc glucocorticoid trong thời kỳ mang thai có thể dễ bị đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp, mặc dù những tình trạng này có thể được phát hiện và quản lý bằng việc thăm khám y tế thường xuyên.

Điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai - Ảnh 3.

Budesonide được coi là corticosteroid dạng hít ưu tiên cho bệnh hen phế quản trong thai kỳ,

2.2.Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (SABA)

Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn dạng hít là liệu pháp cứu nguy được ưu tiên cho bệnh hen phế quản trong thời kỳ mang thai. Albuterol dạng hít là SABA được lựa chọn đầu tiên cho phụ nữ mang thai vì nó đã được nghiên cứu rộng rãi nhất.

Thuốc giãn phế quản tác dụng dài (LABA), chẳng hạn như salmeterol và formoterol, được sử dụng để kiểm soát lâu dài bệnh hen suyễn kết hợp với glucocorticoid dạng hít. Mặc dù ít dữ liệu an toàn hơn nhưng hiệu quả kiểm soát hen suyễn tương tự như thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn.

2.3.Các tác nhân kháng leukotriene (montelukast)

Montelukast đóng một vai trò quan trọng trong bệnh hen phế quản. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ sinh ra từ mẹ dùng montelukast không có sự gia tăng các dị tật bẩm sinh lớn hoặc các kết quả bất lợi. Tuy nhiên dữ liệu còn hạn chế.

Các cơn hen phế quản có thể khiến thai nhi không được cung cấp đủ oxy. Nguy cơ bị các cơn hen phế quản nghiêm trọng trong thai kỳ nặng nề hơn nhiều so với rủi ro khi sử dụng montelukast. Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Tiêu chảy, sốt, đau đầu, đau bụng, mệt mỏi, phát ban nhẹ.

2.4.Theophylline

Theophylline đã được sử dụng trong nhiều năm trong thời kỳ mang thai mà không có bất kỳ biến chứng rõ ràng nào, cho thấy rằng thuốc an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên, theophylline hiện nay hiếm khi được sử dụng cho bệnh hen phế quản vì sự ra đời của glucocorticoid dạng hít, có hiệu quả hơn và ít gây ra tác dụng phụ hơn so với theophylline.

2.5.Thuốc kháng histamin

Mặc dù thuốc kháng histamine không được sử dụng để điều trị trực tiếp bệnh hen phế quản, nhưng thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng thường kèm theo. Những loại thuốc này bao gồm diphenhydramine, chlorpheniramine, loratadine, fexofenadine và cetirizine. Trong số các chế phẩm hiện có, chlorpheniramine, loratadine, cetirizine và fexofenadine có dữ liệu an toàn nhất để sử dụng trong thời kỳ mang thai.

3. Làm sao kiểm soát bệnh hen phế quản khi mang thai?

Để giảm thiểu rủi ro, phụ nữ mang thai nên:

Sử dụng bình xịt phòng ngừa (steroids) khi cơ thể bị cảm hoặc ho và hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng này.

- Tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh viêm đường hô hấp, với các chất gây dị ứng như mạt bụi, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc và gián.

- Kiểm soát bệnh sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng) bằng thuốc kháng histamine. Tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc kháng histamine nào an toàn để dùng trong thai kỳ

- Phụ nữ hút thuốc nên bỏ thuốc trước khi mang thai vì hút thuốc có thể gây ra bệnh hen phế quản và có thể cản trở sự phát triển của thai nhi.

- Tập thể dục và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

- Nếu đã tiêm phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) trước khi mang thai, bạn có thể tiếp tục điều trị này trong khi mang thai, và cho bác sĩ của bạn biết rằng bạn đang mang thai. Không nên bắt đầu tiêm phòng dị ứng khi mang thai.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những di chứng tâm lý sau mắc đậu mùa khỉ cần biết.

DS. Hoàng Vân
Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn