Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột trên “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp của ruột. Viêm nhiễm ở ruột cũng là một tác nhân gây bệnh.
Lúc này, trẻ khóc thét vì đau bụng, nôn mửa, bỏ bú, sau đó bụng trướng căng, đại tiện phân máu lẫn nhầy và có thể toàn máu tươi. Các triệu chứng có thể bớt trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó lại xuất hiện với mức độ nặng hơn làm trẻ khóc thét từng cơn sau đó mệt lả, da xanh tái, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, có dấu hiệu mất nước nặng kèm theo nhiễm khuẩn nhiễm độc hoặc sốc.
Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị tắc nghẽn làm đoạn ruột bị thiếu máu, hoại tử. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc dễ gây tử vong. Khi phát hiện trẻ bị lồng ruột cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị. Biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi thường cho kết quả tốt. Khi bệnh nặng, cần phẫu thuật giải phóng khối lồng. Bù nước và điện giải bằng truyền dịch.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Cách tốt nhất là nhanh chóng phát hiện sớm lồng ruột để đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.