Hà Nội

Lời khuyên của bác sĩ giúp người bệnh cường giáp điều trị hiệu quả

23-06-2023 07:01 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Cường giáp là bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, kết hợp điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống phù hợp có thể giúp người bệnh sớm đạt trạng thái bình giáp…

Các phương pháp điều trị bệnh cường giáp BasedowCác phương pháp điều trị bệnh cường giáp Basedow

SKĐS - Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến sản xuất nhiều hormone giáp hơn bình thường. Bệnh cần được điều trị đúng và kịp thời để giúp ổn định lượng hormone giáp trong máu, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, ngăn ngừa biến chứng…

1. Các nhóm thuốc trị cường giáp

‏ThS. BSNT Phạm Thị Hồng Nhung, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp, tuy nhiên điều trị bằng thuốc là chỉ định đầu tay nhằm đưa lượng hormone giáp trở lại bình thường, giảm các triệu chứng khó chịu do gia tăng hormon giáp trong máu gây nên.‏

‏Các thuốc điều trị cường giáp bao gồm:

  • ‏- Thuốc kháng giáp trạng tổng hợp: Propylthiouracil và methimazole là 2 thuốc kháng giáp thường dùng, có tác dụng giúp tuyến giáp giảm tiết hormone.
  • ‏- Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta như metoprolol, bisoprolol, propranolol... giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh cường giáp bao gồm tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng, run rẩy…

ThS. BSNT Phạm Thị Hồng Nhung, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông tin về việc sử dụng thuốc điều trị cường giáp ở phụ nữ có thai.

2. Những điều cần lưu ý ở người bệnh cường giáp

‏Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cường giáp cần duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống phù hợp để giúp bệnh nhanh chóng ổn định.

Dưới đây là một số lưu ý cho người bệnh cường giáp:

2.1. Dùng thuốc

‏- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đảm bảo uống thuốc đúng liều lượng và nên uống thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày;

- Nếu chẳng may quên uống một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, không được uống gộp gấp đôi liều;‏

‏- Người bệnh không được tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ;

- Không dùng chung thuốc với nước ép bưởi để tránh tương tác thuốc;‏

‏- Báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng phụ của thuốc (phát ban, nổi mề đay, ngứa, chóng mặt, đau đầu, rối loạn tiêu hóa…);‏

‏- Tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị, từ đó có thể điều chỉnh liều thuốc sao cho phù hợp.

Lời khuyên của bác sĩ giúp người bệnh cường giáp điều trị hiệu quả - Ảnh 1.

Điều trị dùng thuốc là chỉ định đầu tay trong điều trị bệnh lý cường giáp.

2.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cường giáp

‏Để hỗ trợ điều trị cường giáp thì chế độ ăn cần lưu ý sử dụng những thực phẩm có tác dụng làm giảm sự hoạt động của tuyến giáp. Cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm giàu i-ốt như các loại tảo, rong biển, lòng đỏ trứng gà, rau cần, cá biển, sữa, bơ, phô mai, muối i-ốt… Ăn quá nhiều thực phẩm giàu i-ốt hoặc tăng cường i-ốt sẽ làm tăng sản xuất hormone tuyến giáp, khiến bệnh tiến triển nặng nề hơn.‏

‏‏Ngoài ra, cường giáp khiến hệ xương khớp yếu, giòn do rối loạn chuyển hóa canxi máu, dẫn đến loãng xương.Vì vậy, bổ sung canxi và vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày rất cần thiết đối với người bệnh cường giáp, giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, tăng cường sức khỏe xương khớp. ‏

‏Các loại nước uống như trà, cà phê, nước tăng lực có chứa caffeine cũng có thể làm các triệu chứng của cường giáp nặng hơn. Vì vậy, người bệnh cường giáp nên tránh hoặc hạn chế dùng những loại nước uống này, thay thế bằng trà thảo mộc tự nhiên, nước ép trái cây không thêm đường... để bảo vệ sức khỏe.‏

photo-1687319650811

‏Lưu ý cho người bệnh cường giáp.‏

2.3. Lối sống sinh hoạt

‏Những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài có thể khiến người bệnh cường giáp không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Do đó, bạn hãy:‏

  • Ngủ đủ giấc và nên đi ngủ sớm trước 11 giờ;‏
  • ‏Thư giãn tinh thần bằng các hoạt động như đi bộ, tắm nước ấm, nghe nhạc, thiền, massage… để giúp giảm căng thẳng;‏
  • ‏Tăng cường vận động với các hình thức phù hợp tùy theo sở thích, ví dụ như chạy bộ, đạp xe, tập yoga, bơi lội...
Lưu ý khi điều trị cường giáp trong quá trình mang thaiLưu ý khi điều trị cường giáp trong quá trình mang thai

SKĐS - Cường giáp là một trong những bệnh nội tiết phổ biến. Tốt nhất phụ nữ mắc cường giáp nên điều trị dứt bệnh trước khi có ý định mang thai. Tuy nhiên, nếu lỡ có thai khi cường giáp chưa ổn định, người bệnh cần lưu ý gì?

Mời bạn đọc xem tiếp video:

Uống nước gạo lứt rang mỗi ngày có tốt không?


Minh Tâm
Ý kiến của bạn