Ý nghĩa tốt lành từ khay mứt Tết
Khay mứt Tết truyền thống của người Việt Nam thường được làm từ những loại trái cây, sản vật sẵn có ở từng địa phương và được các bà, các mẹ tỉ mỉ chế biến cẩn thận tạo nên màu sắc và hương vị đặc trưng. Các món mứt thường được bày biện có màu sắc tự nhiên bắt mắt với nhiều loại như mứt quất, mứt dừa, mứt sen, mứt gừng, mứt cà chua, mứt cà rốt... và đủ vị chua, cay, ngọt, bùi như đặc trưng cho hương vị cuộc sống.
Mứt Tết không chỉ là những món ăn chơi mà còn ấp ủ trong hương vị thơm ngon dân dã đó những ý nghĩa tốt lành cho một năm mới với mọi điều viên mãn.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có thể coi mứt là các thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, acid hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hơn là các nhóm hóa thực vật có tác dụng chống oxy hóa tế bào tăng cường lợi gan, thải độc cho cơ thể.
Tác dụng chữa bệnh của một số loại mứt Tết
Các nguyên liệu làm mứt Tết hầu hết là các thực phẩm dinh dưỡng, chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể. Dưới đây là tác dụng chữa bệnh của một số loại mứt Tết, đồng thời là các vị thuốc để phòng trị bệnh theo y học cổ truyền của cha ông ta.
Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, lượng đường trong mứt khá cao nên không phù hợp với người có bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, mỡ máu cao hay người muốn giảm cân. Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi, vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ; không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Nỗi lo ăn mứt Tết làm tăng đường huyết.