1. Làm chậm tiêu hóa carbohydrat và lipid
Anthocyanin có trong ớt chuông ức chế hoạt động của 2 loại men tiêu hóa chủ chốt là alpha glucosidas và lipas. Men alpha-glucosidase hỗ chợ chuyển hóa carbohydrat thành glucose trong khi lipas tuyến tụy giúp giáng hóa chất béo thành axit béo. Nếu tiêu hóa carbonhydrat và lipid diễn ra chậm, hàm lượng đường huyết và lipid cũng giảm, do vậy làm giảm nguy cơ tăng đường huyết và giúp kiểm soát lượng đường huyết.
2. Có đặc tính chống oxy hóa mạnh
Với đường huyết tăng và tăng mỡ máu, bạn dễ bị stress oxy hóa. Ớt chứa hàm lượng cao các hóa chất thực vật hoạt động như các chất chống oxy hóa đầy quyền năng. Những hợp chất này loại bỏ các gốc tự do có hại được giải phóng do stress oxy hóa và làm giảm nguy cơ các biến chứng sức khỏe của bệnh tiểu đường.
3. Ít calo
Nếu bạn bị béo phì và có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường, bạn có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn nhiều ớt cùng với một phác đồ tập luyện hợp lý sẽ giúp bạn giảm cân và do vậy, kiểm soát được đường huyết. Ớt chuông chứa capsaicin, kích thích đốt cháy chất béo và đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa, do vậy, kiểm soát béo phì và cải thiện sức khỏe chung.
Nghiên cứu được công bố trên tờ Natural Products Research chỉ ra rằng ớt chuông vàng kiểm soát hàm lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và cũng giảm nguy cơ tiểu đường tốt hơn ớt chuông xanh.
Đối với người bệnh tiểu đường, ớt tươi là tốt hơn ớt nấu chín. Bạn có thể bổ sung ớt cùng với các loại rau khác khi chế biến món sa lát, rắc một ít bột quế và làm thành món ăn nhẹ.