Trưởng nhóm nghiên cứu Paresh Dandona từ ĐH Buffalo (UB), Mỹ cho biết đây là bằng chứng rõ ràng đầu tiên cho thấy testosteron là một hormon nhạy với insulin và do đó là một hormon chuyển hóa. Các nhà nghiên cứu UB phát hiện thấy rằng hàm lượng testosteron thấp có liên quan với giảm đáng kể sự nhạy cảm với insulin. Điều này được chứng minh bằng giảm 36% tốc độ glucose được hấp thu bởi mô khi bệnh nhân có hàm lượng testosteron thấp sử dụng insulin. Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết rằng testosteron có thể là một chất chống viêm và chất nhạy với insulin vì testosteron đã được biết là làm giảm béo phì và tăng cơ xương.
Nghiên cứu này bao gồm 94 nam giới bị tiểu đường týp 2. Trước giai đoạn điều trị 44 người tham gia có hàm lượng testosteron thấp có hàm lượng gen tín hiệu insulin thấp hơn đáng kể và do vậy giảm sự nhạy cảm với insulin. Những nam giới này được ngẫu nhiên tiêm testosteron hoặc cho dùng giả dược mỗi tuần trong 24 tuần. Kết quả cho thấy mặc dù không có sự thay đổi về cân nặng, điều trị testosteron làm giảm 3kg tổng lượng mỡ trong cơ thể trong khi làm tăng khối cơ tương đương. Quan trọng nhất là các nhà nghiên cứu thấy sự gia tăng đáng kể về mức độ nhạy cảm insulin, được chứng minh bằng việc giảm 32% hấp thu glucose bởi mô trong đáp ứng với insulin. Đồng thời, có sự gia tăng tương tự trong biểu hiện của các gen chính là trung gian truyền tín hiệu insulin. Nghiên cứu này được công bố trên tờ Diabetes Care.