"Lời dối trá" về ẩm thực mạnh khỏe

10-06-2013 09:04 | Thông tin dược học
google news

Có rất nhiều thực phẩm mặc nhiên được cho là tốt cho sức khỏe nhưng hãy cẩn thận, có thể đó chỉ là lời nói dối đối...

Có rất nhiều thực phẩm mặc nhiên được cho là tốt cho sức khỏe nhưng hãy cẩn thận, có thể đó chỉ là lời nói dối đối...
"Lời dối trá" về ẩm thực mạnh khỏe 1
 
Bánh mỳ màu nâu được làm hoàn toàn từ lúa mỳ nguyên chất?
 
Đa phần những người quan tâm đến chế độ ăn uống cho rằng, bánh mì màu nâu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và sức khỏe tốt hơn các loại bánh mỳ khác. Có thể mọi người không biết, đó chỉ là màu thực phẩm người làm bánh mỳ cho vào khi làm bánh mỳ, làm cho bánh mỳ có màu sẫm để thu hút người mua.
 
Chú ý: Bánh mỳ màu nâu không có nghĩa là bánh mỳ được làm hoàn toàn từ lúa mỳ nguyên chất, khi mua tốt chất chúng ta nên xem kỹ thành phần.
 
Hoa quả có màu xanh không cần rửa?
 
Kể cả hoa quả màu xanh, trước khi ăn cũng phải rửa sạch. Bởi vì trứng của ký sinh trùng trên vỏ hoa quả (ví dụ như dâu xanh, táo…) không nhìn thấy được, nếu không rửa sạch, rất dễ bị bệnh tật đe dọa.
 
Salad rất có ích cho sức khỏe?
"Lời dối trá" về ẩm thực mạnh khỏe 2

Salad có nhiệt lượng thấp, vì vậy được nhiều người cho rằng nó là món chay. Sa-lát chứa đến 80% lượng nước, cơ thể hấp thu dinh dưỡng từ sa-lát rất thấp. Ngoài ra, phụ nữ không nên ăn quá nhiều sa-lát bởi vì thể chất của phụ nữ đa phần lạnh, ăn quá nhiều sa-lát dễ làm cho trao đổi chất kém, tuần hoàn máu không tốt, kinh nguyệt không thông, da mất sáng, thậm chí gây ra nếp nhăn.
 
Buổi tối ăn quá nhiều hủy hoại cơ thể?
 
Trên thực tế, buổi tối ăn quá nhiều, quá no mới béo phì. Nếu buổi tối không dung nạp quá nhiều năng lượng thì sẽ không phải lo về trọng lượng. Tuy nhiên cần lưu ý, buổi tối ăn quá muộn hoặc là có thói quen ăn đêm đích thực sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, dễ gây khó ngủ và phát phì.
 
Chất xúc tác trong trái cây nhiệt đới trợ giúp giảm béo?
 
Trên thực tế, chất xúc tác trong trái cây nhiệt đới có công dụng hỗ trợ protein tiêu hóa, làm cho thức ăn được cơ thể hấp thụ dễ dàng, tuy nhiên chất béo trong cơ thể lại không bị "tiêu" theo. Vì vậy, giảm béo không nên chỉ dựa vào trái cây nhiệt đới.
"Lời dối trá" về ẩm thực mạnh khỏe 3

Mật ong ít năng lượng nên giúp hỗ trợ giảm béo?
 
Trên thực tế, năng lượng của mật ong chỉ thấp hơn đường một chút, không có tác dụng giảm béo gì. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của mật ong cao hơn đường khi kết hợp với kali, kẽm.
 
Ăn khoai tây dễ béo?
 
Rất nhiều người cho rằng khoai tây là tinh bột nên gây béo, thực tế lại không phải.
 
Khoai tây hàm chứa tinh bột nhưng lại có hơn 70% hàm lượng nước, hàm lượng tinh bột đích thực không quá 20%, trong đó còn có chất xơ. Vì vậy dùng khoai tây thay cơm, mỳ không những không béo phì mà còn có hiệu quả giảm béo.
 
Tuy nhiên nếu chế khoai tây thành khoai tây chiên, nhiệt lượng của khoai tây chiên cao gấp 200 lần so với khoai tây nướng. Vì vậy làm chúng ta phát phì không phải là do bản thân khoai tây mà do khả năng hấp thụ chất béo của khoai tây rất mạnh.
 
Ăn sống rau xanh, củ quả tốt cho sức khỏe?
 
Không ít loại rau, quả khi ăn sống đích thực càng có ích cho sức khỏe, bởi vì ăn sống giúp bảo lưu hoàn hảo thành phần dinh dưỡng ở phía trong, đặc biệt là vitamin. Tuy nhiên ăn sống không thích hợp với đa phần các loại rau quả ví dụ như cà rốt, đỗ vv.
"Lời dối trá" về ẩm thực mạnh khỏe 4

Vỏ trứng gà màu đậm dinh dưỡng cao hơn vỏ màu trắng?
 
Màu sắc vỏ trứng chỉ là màu có liên quan đến gà mẹ, giá trị dinh dưỡng của trứng cao thấp hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của gà mẹ và chất lượng thức ăn cho ăn hàng ngày, không phải do màu sắc vỏ trứng quyết định.

Theo Dân trí

Ý kiến của bạn