Hà Nội

Loạt mục tiêu giải pháp lớn trong chăm sóc người cao tuổi của Hà Nội

17-12-2021 08:40 | Xã hội
google news

SKĐS- Sự vào cuộc của lãnh đạo các cấp ủy chính quyền, ban ngành đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bản Hà Nội nhiều năm qua đã có sự chuyển biến rất rõ nét.

Loạt mục tiêu giải pháp lớn trong chăm sóc người cao tuổi của Hà Nội - Ảnh 1.

Hàng năm, Hà Nội có 30 quận huyện, 579 xã, phường đều có kế hoạch để triển khai kế hoạch số 93 của thành phố. Các hoạt động chăm sóc người cao tuổi nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng cho người cao tuổi được các ban ngành đoàn thể các cấp quan tâm phối hợp triển khai thực hiện như ngành Lao động -TB&XH, hội người cao tuổi các cấp.

Các cấp quận huyện, xã phường của thành phố đều có kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các hoạt động này. Nhiều quận huyện duy trì đều đặn hàng năm như: Quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm… Cấp xã phường tập trung quan tâm đến việc động viên chăm sóc người cao tuổi vào các dịp ngày Người cao tuổi Việt Nam, ngày Quốc tế Người cao tuổi hoặc các dịp lễ tết.

Và hệ thống trung tâm y tế các quận huyện hàng năm đều xây dựng kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi lập hồ sơ quản lý bệnh không lây nhiễm ở tuyến cơ sở trong đó có người cao tuổi và tổ chức triển khai hoàn thành chỉ tiêu khám súc khỏe định kỳ hàng năm cho người cao tuổi. Đây là hoạt động quan trọng và đều hoàn thành tốt. Chính vì vậy, hiện nay người cao tuổi đi khám sức khỏe định kỳ đạt 84%.

Trao đổi cùng Sức khỏe và Đời sống, ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết, năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1579/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đến năm 2030, trước đó, UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch 93/KH-UBND năm 2018 về  về thực hiện "Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025" trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025. 

Theo ông Tạ Quang Huy, về cơ bản hệ thống chỉ tiêu của kế hoạch 93/KH-UBND đã đáp ứng cơ bản đầy đủ các chỉ tiêu của Quyết định 1579. "Do vậy, chúng tôi đề xuất UBND TP tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch 93 đến 2025, sau đó đánh giá và xây dựng kế hoạch tiếp đến năm 2030", ông Huy cho hay. Hiện tại kế hoạch 93 của thành phố thực hiện 5 mục tiêu lớn:

1. Nâng cao nhận thức và tạo môi trường xã hội đồng thuận

2. Nâng cao sức khỏe người cao tuổi thông qua việc nâng cao nhận thức kỹ năng, tự chăm sóc của người cao tuổi. Trong đó có 2 chỉ tiêu quan trọng: Phấn đấu 95% người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe và ít nhất 85% người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ một lần một năm. Trong đó, quyết định của chính phủ chỉ có 70%.

3. Đáp ứng đầy đủ các nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của thành phố. Trong đó tập trung vào các việc: Thành lập bệnh viện lão khoa của thành phố/ Hiện Sở Y tế đã giao cho Bệnh viện Đống Đa nhiệm vụ đầu ngành về người cao tuổi của thành phố. Thành lập khoa Lão ở các bệnh viện đa khoa cấp thành phố, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện dành số giường bệnh nhất định cho người cao tuổi. Thành lập các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban ngày cho người cao tuổi/Hiện đang rà soát tổng hợp đánh giá.

4.  Chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng, tập trung vào nhóm người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, người cao tuổi không có khả năng tự chăm sóc được chăm sóc sức khỏe thường xuyên.

5. Hỗ trợ tạo điều kiện cho người cao tuổi tự chăm sóc về văn hóa thể dục thể thao với mục tiêu 100% xã phường triển khai mô hình này vào năm 2025.

Bên cạnh đó, theo ông Huy cho biết thêm, sự vào cuộc của lãnh đạo các cấp ủy chính quyền, ban ngành đoàn thể trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bản Hà Nội từ 2018 đến nay có sự chuyển biến rất rõ nét. 30 quận huyện và 579 xã, phường, thị trấn của thành phố đã đưa nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một trong những nội dung quan trọng trong công tác dân số hàng năm của các cấp.

Ông Huy cũng cho biết, để thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 theo quyết định 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội cũng thực hiện các đồng bộ 6 nhóm giải pháp: truyền thông vận động, củng cố phát triển hệ thống dịch vụ khám sức khỏe cho người cao tuổi, đào tạo tập huấn chuyên môn, cơ chế chính sách, nghiên cứu và hợp tác quốc tế và cơ chế tài chính.


T.H
Ý kiến của bạn