Loãng xương – Kẻ thù giấu mặt của sức khỏe và tuổi thọ

20-12-2016 15:30 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Hiện nay, bệnh loãng xương là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu vì mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ (đặc biệt là phụ nữ). Bệnh loãng xương được ví như tên ăn cắp vặt giấu mặt, mỗi ngày chúng lấy đi của cơ thể một chút, lấy dần các khoáng chất quí báu của xương, đến khi có biểu hiệu bệnh là lúc đã có biến chứng nặng, mà hậu quả cuối cùng là gãy xương. Biến chứng này rất khó hồi phục và gây nguy cơ tử vong rất cao.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là bệnh lý dẫn tới giảm khối lượng và chất lượng của hệ thống xương, khiến cho sức chống đỡ và chịu lực của xương giảm đi, xương dần trở nên mỏng manh, dễ gãy, dễ lún và dễ xẹp, đặc biệt ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, cổ xương đùi, đầu dưới xương quay,…

Biểu hiện và hậu quả của bệnh loãng xương,

Các biểu hiện thường gặp là:

Đau xương: Đau nhức các đầu xương, đau nhức mỏi dọc các xương dài, đau nhức như châm chích toàn thân, đau tăng về đêm và nghỉ ngơi không hết.

Đau cột sống: Đau thắt ngang cột sống hoặc lan sang một hoặc hai bên mạn sườn do kích thích các rễ thần kinh liên sườn. Đau cột sống thường kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ khi thay đổi tư thế. Lúc nằm yên, người bệnh thường thấy dễ chịu hơn.

Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao so với lúc trẻ do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún.

Triệu chứng toàn thân thường gặp là cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, hay bị chuột rút, thường ra mồ hôi.

Khi đã có những biểu hiện rõ ràng như trên, khối xương của cơ thể thường đã giảm trên 30% và đã bị loãng xương.

Hậu quả cuối cùng và nặng nề nhất của loãng xương là gãy xương, khi bị những va chạm rất nhẹ. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các vị trí chịu lực của cơ thể như cột sống, thắt lưng, cổ xương đùi. Với người cao tuổi, thường có nhiều bệnh khác đi kèm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…, sức đề kháng giảm và tình trạng loãng xương nặng sẵn có, thì việc liền xương sau gãy xương thường rất khó khăn, đa số phải nằm tại chỗ nhiều ngày, hoặc nằm điều trị dài ngày tại bệnh viện. Việc nằm tại chỗ dài ngày càng làm cho tình trạng loãng xương trầm trọng hơn. Đồng thời, kéo theo nguy cơ bất lợi cho người cao tuổi như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục các điểm tỳ đè,….Đây là nguyên nhân chính gây tàn phế và giảm tuổi thọ ở người cao tuổi.Ở các nước phát triển, có đến 20% người cao tuổi bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong trong vòng 6 tháng đầu.

Nguyên nhân gây bệnh loãng xương,

Loãng xương là hậu quả của sự phá vỡ cân bằng bình thường của 2 quá trình tạo xương và hủy xương.

Dựa vào nguyên nhân, loãng xương có thể phân thành hai loại:

1. Loãng xương tiên phát (thoái hóa xương theo tuổi): Là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi vì ba lý do cơ bản sau:

- Các tế bào tạo xương bị lão hóa,

- Hạn chế sự hấp thụ và chuyển hóa Canxi từ ruột vào máu và từ máu vào xương,

- Suy giảm các Hormon sinh dục.

2. Loãng xương thứ phát: Là loãng xương do các yếu tố nguy cơ, làm nặng thêm tình trạng loãng xương do tuổi, có thể xảy ra cả với người trẻ. Các yếu tố nguy cơ như: Kém phát triển thể chất từ nhỏ, ít hoạt động hoặc bất động, phụ nữ sinh đẻ nhiều, mắc các bệnh mãn tính đường tiêu hóa, các bệnh nội tiết (bệnh tuyến giáp, tiểu đường,…), bị suy thận mãn, bệnh xương khớp mãn tính hoặc sử dụng một số thuốc gây ức chế hấp thu Canxi và tăng đào thải Canxi như Corticoid, Insulin,…

Phòng và điều trị bệnh loãng xương,

Khi đã bị loãng xương, phải điều trị tích cực và lâu dài.Các thuốc điều trị thường rất đắt tiền và không giúp điều trị bệnh triệt để, mà chỉ giúp cho bệnh không nặng thêm, hạn chế biến chứng.Chính vì vậy, cần phải điều trị càng sớm càng tốt khi có tình trạng giảm mật độ xương hoặc loãng xương và phòng bệnh là quan trọng nhất. Việc này giúp cho con người kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên tắc vàng của việc phòng loãng xương và điều trị sớm loãng xương là:

- Có chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý với đầy đủ Protein và khoáng chất, lưu ý bổ sung dinh dưỡng giàu Canxi và các khoáng chất cần thiết cho xương.

- Duy trì nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí ngay từ khi còn trẻ đến khi tuổi cao, tránh các thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe xương như uống nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá, ăn kiêng quá mức, ít vận động,…

- Ngay từ khi mới phát hiện bị loãng xương, hoặc có hiện tượng giảm mật độ xương (thường xảy ra sau tuổi 30), Hãy bổ sung ngay Canxi, các khoáng chất và các chất tạo xương cần thiết cho sức khỏe xương (Đó là: Magie, Đồng, Kẽm, Boron, Mangan, Silic, DHA, Quercetin). Đồng thời, giúp cho Canxi và các khoáng chất hấp thu tốt từ ruột vào máu (nhờ vitamin D) và từ máu vào xương (nhờ MK7).



Ý kiến của bạn