Hà Nội

Loãng xương có nên tập chạy?

20-12-2015 08:00 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm là, chạy hoặc chạy chậm thì tốt hay không tốt đối với những người bị loãng xương nhẹ?

Một câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm là, chạy hoặc chạy chậm thì tốt hay không tốt đối với những người bị loãng xương nhẹ? Giống như nhiều vấn đề trong y học, không dễ dàng để có câu trả lời. TS.Bjoerm Buehring, trợ lý giáo sư về y học và Giám đốc Chương trình nghiên cứu lâm sàng bệnh loãng xương của ĐH Wisconsin-Madison đã đưa ra lời khuyên, chạy mức độ vừa phải là tốt cho xương.

Trong nghiên cứu, TS.Bjoerm thấy rằng, bất cứ khi nào có một tải trọng hoặc lực tác động lên xương, nó làm biến dạng mô ở một mức độ nào đó. Sau đó, các xương bị ảnh hưởng trở về hình dạng bình thường của nó, qua khả năng nhận biết về sinh lý có thể biết được nó cần phải mạnh mẽ hơn để chịu lực tác động tiếp theo. Vì vậy, cơ thể kích thích sản sinh các tế bào xương nhiều hơn. Bằng cách đó, chạy “nhắc nhở” cho xương trở nên chắc khỏe hơn.

Tuy nhiên, quá trình này chỉ xảy ra nếu xương có thể chịu được lực tác động (của chạy) ban đầu mà không bị nứt hoặc gãy. Những người bị loãng xương nhẹ mà dễ gãy, vỡ thì không thể chạy. Trong thực tế, xương của hai người có mật độ như nhau nhưng có thể đáp ứng khác nhau trong cùng một điều kiện - chẳng hạn như chạy bộ.

Vì thế, lựa chọn tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn đã bị nứt xương trước đó do loãng xương thì nguy cơ gãy xương là cao và chạy không phải là giải pháp khôn ngoan. Còn nếu bác sĩ nói rằng, nguy cơ gãy xương của bạn là thấp, thì có thể chạy chậm, nhẹ nhàng hoặc đi bộ. Tuy nhiên, hãy bắt đầu chậm rãi, sau đó tăng khoảng cách hoặc tăng tốc dần dần.

(Theo New York Times, 12/2015)


Nguyễn Khánh
Ý kiến của bạn