Loạn thị là một tật của mắt liên quan đến khúc xạ ánh sáng. Ở mắt bình thường, các tia sáng phản chiếu từ vật sau khi đi qua thủy tinh thể thì được hội tụ ở đúng ngay trên trên võng mạc. Nhưng ở mắt bị loạn thị, các tia sáng của vật lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người bị bệnh loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ ràng. Loạn thị có thể đi kèm với viễn thị thành tật viễn loạn, hoặc đi kèm với cận thị thành tật cận loạn.
Loạn thị có tăng độ không?
"Loạn thị có tăng độ không" là câu hỏi có rất nhiều người thắc mắc muốn được giải đáp. Theo các chuyên gia Nhãn khoa, mức độ loạn thị không thay đổi theo thời gian như cận thị hay viễn thị. Trong đa số các trường hợp, loạn thị thường xuất hiện từ khi mới sinh nên nguyên nhân dẫn đến loạn thị ít liên quan đến thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Có trường hợp loạn thị xuất hiện sau khi gặp một chấn thương ở mắt.
Trường hợp loạn thị bẩm sinh được hình thành trong suốt quá trình phát triển của cơ thể, khi đến tuổi trưởng thành (khoảng 25 tuổi) độ loạn sẽ không còn tăng giảm. Khi kích thước và hình dạng nhãn cẫu không còn thay đổi nữa thì sự bất tương xứng giữa chiều dài trục nhãn cầu và công suất khúc xạ của mắt cũng không thay đổi.
Mắt bình thường và mắt loạn thị
Cách chữa loạn thị
Loạn thị nhẹ sẽ không cần điều trị nhưng nếu loạn thị nặng thì cần phải có những phương pháp điều trị phù hợp, để tránh bệnh diễn biến xấu đi hoặc gây ra nhược thị.
Dưới đây là các cách chữa bệnh loạn thị phổ biến:
Kính thuốc: đây là phương pháp điều trị đơn giản, phổ biến, mang lại hiệu quả cao và ít gây biến chứng nhất. Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều trị bằng kính thuốc, khách hàng nên tìm hiểu và gặp trực tiếp bác sĩ nhãn khoa để được tư vấn loại kính phù hợp.
Kính áp tròng mềm: Phương pháp này đặc biệt được nhiều bạn trẻ lựa chọn để điều trị tật loạn thị. Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp trên mắt, nếu không được vệ sinh đúng cách có thể gây tổn thương mắt.
Phẫu thuật: với một số trường hợp mắt bị loạn thị nặng và không thể điều chỉnh bằng kính thuốc, khách hàng sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Đây là phương pháp sử dụng dao vi phẫu hoặc tia laser để điều chỉnh lại độ cong của giác mạc, phổ biến nhất có thể kể đến phẫu thuật Lasik, hiện là phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Ortho-K (Orthokeratology): phương pháp này sẽ sử dụng kính áp tròng cứng, được thiết kế rất đặc biệt dùng để đeo vào ban đêm, làm thay đổi tạm thời hình dạng giác mạc trong lúc ngủ, giúp mắt có thể nhìn rõ hơn vào ngày hôm sau. Kính áp tròng sẽ được đeo mỗi đêm khi ngủ, lặp đi lặp lại để người bệnh có được đôi mắt sáng rõ vào ngày hôm sau.
Nếu bạn đang bị loạn thị và có ý định điều trị, hãy tham khảo tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, đây là cơ sở y tế chuyên nhãn khoa uy tín có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với thiết bị máy móc hiện đại, tối tân, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình.
Bệnh viện Mắt Hà Nội 2
Địa chỉ: 72 Đường Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội (xem bản đồ)
Tổng đài: 1900 27 7227
Email: tuvan@mathanoi2.vn
Website: mathanoi2.vn
Fanpage: facebook.com/benhvienmathanoi2