Nhưng nếu động vật biết cãi thì đó là lời nói nhảm. Không hề có. Thế giới động vật không có xu hướng loạn luân, mà ngược lại, chúng đã rất nỗ lực để ngăn chặn loạn luân.
Theo nguyên tắc di truyền học, giá trị hệ số cận huyết F sẽ tăng lên theo số lần giao phối, con cái các Fn sau này sinh ra có nguy cơ mắc bệnh di truyền cao hơn. Plato cho rằng giao phối cận huyết có nguy cơ sinh ra con cái không tốt. Erich Fromm, nhà triết học nhân văn và nhà tâm lí học phân tâm cho rằng, giao phối cận huyết là căn nguyên gây thoái hoá giống nòi. Từ quan điểm triết học cho đến di truyền, đều chung nhận thức, giao phối cận huyết càng về sau càng nhiều khiếm khuyết về thể chất, khiến các loài động vật có nguy cơ bị đào thải bởi tự nhiên, vì thế mà động vật đã có những giới hạn nghiêm ngặt về giới tính.
Cụ thể, các nhóm động vật khi đến tuổi thành thục chức năng sinh dục, chúng sẽ thực hiện tách đàn hoặc di cư, để tránh giao phối cận huyết. Ví dụ trong nhóm đười ươi, đười ươi đực lớn lên sẽ rời khỏi đàn, sau đó để thành lập nhóm mới bằng cách quyến rũ đười ươi cái từ các đàn khác.
Bởi vì động vật không thể phân biệt được họ hàng, nhưng theo bản năng, hầu hết các loài động vật coi những con đồng hành cùng nhau trong quá trình lớn lên giống như "họ hàng" gần gũi, nên chúng không giao phối với nhau, tức là tránh giao phối họ hàng gần.
Con người cũng có tâm lí như vậy để tránh loạn luân.
Cũng giống động vật, tâm lí con người ác cảm về tình dục với người đã cùng lớn lên. Một cuộc khảo sát của Đại học Stanford về thời kì Nhật chiếm đóng Đài Loan, những nhóm trẻ bị bắt sống tập trung từ khi sinh ra, dù không có họ hàng nhưng tỉ lệ kết hôn rất thấp chỉ bằng 25% so với bình thường, nếu lấy nhau thì tỉ lệ li hôn tăng gấp bốn lần.
Điều này cũng được khẳng định qua cách nuôi dạy con cái của cộng đồng Kibbutz ở Israel. Trong khu vực này, có quy định tất cả trẻ sinh ra nên được gửi đến "ngôi nhà chung dành cho trẻ em", do các bà mẹ và y tá chăm sóc.
Những đứa trẻ sống và lớn lên cùng nhau, mặc dù chúng rất thân thiết, nhưng lại rất ít đứa trẻ yêu nhau và lấy nhau. Kết quả phân tích cho thấy, những đứa trẻ càng sống với nhau sớm thì càng tránh xa nhau về mặt tình dục. Trong số 2.769 đứa trẻ sống cùng nhau bắt đầu từ 0-6 tuổi, không ai sau này thành vợ chồng.
Con người tiến hóa từ động vật.
Xét theo góc độ vật lí, các cá nhân có thể quan hệ tình dục miễn là họ có chức năng tình dục bình thường và phát triển tình dục trưởng thành. Sự khác biệt với động vật là gì? Con người đã phát triển khả năng tự nhận thức và các thuộc tính xã hội trong quá trình hàng trăm triệu năm tiến hóa. Để phân biệt con người với động vật, sự tiến hóa của loài người có nhiều ưu điểm hơn. Để sống một cuộc sống có trật tự, đạo đức được hình thành trong quá trình đó, và hành vi của con người cũng bị hạn chế, bao gồm cả hành vi tình dục. Trong tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử, con người đã ý thức điều bất khả xâm phạm của loạn luân, dần dần coi đó là cấm kị, là chuẩn mực đạo đức.
Loạn luân là một trong số ít những điều cấm kị đạo đức toàn cầu, và nó cũng là điều cấm kị về tình dục đầu tiên do nhân loại quy định. Trong thời đại đồ đá cũ, con người săn bắn và cần sự hợp tác giữa các bộ tộc khác nhau để đối phó với những con thú hung dữ. Cách để các bộ lạc liên minh là "kết hôn giữa các bộ tộc". Ngược lại, các bộ tộc kết hôn nội bộ sẽ chết dần mòn vì họ không thể sống sót khi nhiều thế hệ F với thể chất không tốt.
Trong xã hội hiện đại, pháp luật cần có quy định về tội loạn luân để đảm bảo ổn định xã hội. Bất cứ ở đâu có loạn luân, thì ở đó có sự thách thức các giá trị đạo đức chính thống của xã hội loài người. Cấm loạn luân, đó là cách ngăn ngừa hiệu quả tình trạng lộn xộn, mất trật tự trong các quan hệ đạo đức.
Ở nước ta, luật pháp cấm giao cấu giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; nếu cố tình thực hiện sẽ bị coi là loạn luân.