Loạn dưỡng mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh

02-10-2024 14:36 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Loạn dưỡng mỡ (hay hội chứng Lipodystrophy) là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến việc cơ thể tích trữ và dự trữ chất béo. Ở những người có tình trạng loạn dưỡng mỡ, mỡ sẽ tích tụ chủ yếu ở một số vùng như bụng, mặt, cổ, thân trong khi ở những nơi khác lại có ít hoặc không có mỡ.

1. Nguyên nhân gây loạn dưỡng mỡ

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây loạn dưỡng mỡ. Nguyên nhân gây ra loạn dưỡng mỡ có thể do nhiều yếu tố khác nhau, một trong số đó có thể là:

Các bệnh nhiễm trùng như:

  • Viêm phổi, sởi, viêm gan, bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng;
  • Bệnh tự miễn;
  • Tiêm hoặc tạo áp lực nhiều lần vào cùng một vị trí nào đó trên cơ thể;
  • Chấn thương;
  • Kháng insulin ở những người mắc bệnh đái tháo đường;
  • Yếu tố di truyền;
  • Nhiễm HIV
Loạn dưỡng mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 1.

Đột biến gene là nguyên nhân gây chứng loạn dưỡng mỡ bẩm sinh.

2. Triệu chứng loạn dưỡng mỡ

Mỗi loại loạn dưỡng mỡ sẽ có các triệu chứng khác nhau nhưng về cơ bản, người bệnh thường có các dấu hiệu chung sau:

Loạn dưỡng mỡ gây mất dần mô mỡ

Những người loạn dưỡng mỡ thường mất dần mỡ ở mặt, cổ, ngực, cánh tay và tăng mỡ thừa quanh bụng, mông, chân.

Thay đổi ngoại hình

Cơ thể mất đi các mô mỡ ở một số vùng quan trọng như khuôn mặt, tay, chân khiến ngoại hình thay đổi đáng kể. Kèm theo sự nổi bật của các mạch máu, cơ trên da gây. Đặc biệt, trong chứng loạn dưỡng mỡ cục bộ, có thể kèm theo sự gia tăng các mô mỡ ở vùng bụng, mặt, cổ, hiếm gặp hơn là giữa hai vai phiến, môi âm hộ.

Loạn dưỡng mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 2.

Loạn dưỡng mỡ gây tích tụ mỡ vùng trung tâm cơ thể.

Phì đại cơ bắp

Hầu hết những người bị loạn dưỡng mỡ đều có cơ bắp lớn, nhất là ở cánh tay, chân và khiến vẻ ngoài trở nên lực lưỡng, kể cả phụ nữ.

Thay đổi da

Loạn dưỡng mỡ có liên quan mật thiết đến việc tăng cường sản xuất insulin và gây hàng loạt những thay đổi của làn da. Điển hình như da dày, sẫm màu, xuất hiện các nếp nhăn tự nhiên (acanthosis nigricans) ở nách, háng, khuỷu tay...

Rối loạn trao đổi chất

Mắc chứng loạn dưỡng mỡ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình trao đổi chất. Đặc trưng với các biểu hiện như khó nhịn ăn hoặc dễ mệt khi thực hiện các hoạt động kéo dài.

Tăng chất béo trong máu

Lượng chất béo trung tính trong máu quá cao có thể gây phát ban dưới da (chứng Xanthoma) hoặc làm hỏng tụy (viêm tụy cấp). Kèm theo giảm lượng cholesterol lipoprotein mật độ cao HDL.

Loạn dưỡng mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 3.

Những người bị loạn dưỡng mỡ thường mất dần mô mỡ ở mặt, cổ, ngực, cánh tay và tăng mỡ thừa quanh bụng, mông, chân.

3. Các biện pháp điều trị loạn dưỡng mỡ

Các biện pháp điều trị chứng loạn dưỡng mỡ chủ yếu là điều trị triệu chứng, biến chứng chuyển hóa và vấn đề thẩm mỹ:

- Trong điều trị chứng loạn dưỡng mỡ điều quan trọng là rèn luyện lối sống để tránh các biến chứng.

- Điều trị teo mỡ bằng cách phẫu thuật hoặc bơm thuốc thẩm mỹ.

- Điều trị tăng tích tụ mỡ bằng cách tập thể dục hoặc làm phẫu thuật để hút mỡ.

- Bên cạnh đó, người loạn dưỡng mỡ cần có chế độ ăn hợp lý, ít chất béo. Đối với trẻ nhỏ cần cung cấp đủ calo và một lượng chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển tốt.

- Tập thể dục thường xuyên cũng là một trong những biện pháp tốt nhất giúp cơ thể khỏe mạnh. Hoạt động thể chất sẽ làm tiêu hao, giảm đi lượng đường trong máu, thậm chí có thể giúp chất béo không tích tụ. Hơn nữa, tập thể dục thường xuyên còn giúp duy trì vóc dáng cân đối, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Có chế độ sinh hoạt phù hợp tạo nên thói quen sinh hoạt tố sẽ giúp hạn chế diễn biến của loạn dưỡng mỡ.

- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định tiêm metreleptin nhằm bổ sung lượng chất bị thiếu và kiểm soát được các triệu chứng của loạn dưỡng mỡ, ngăn ngừa các loại bệnh khác có thể xảy ra.

- Trong trường hợp bệnh nhân mắc đái tháo đường, có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng insulin hay các thuốc điều trị bệnh khác và để kiểm soát lượng đường huyết.

Loạn dưỡng mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh- Ảnh 4.

Phẫu thuật hút mỡ là một trong những phương pháp điều trị loạn dưỡng mỡ. (Ảnh minh họa)

4. Phòng ngừa loạn dưỡng mỡ như thế nào?

Cho đến nay, loạn dưỡng mỡ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy hiện mới chỉ có các biện pháp hỗ trợ, phòng ngừa nhằm đẩy lùi các triệu chứng của loạn dưỡng mỡ như:

Với những trường hợp loạn dưỡng mỡ không phải do di truyền (loạn dưỡng mỡ mắc phải) có các yếu tố điều kiện như rối loạn miễn dịch hoặc nhiễm trùng, có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine tiêm phòng đầy đủ các bệnh lý nhiễm trùng.

Những thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập luyện giúp hạn chế diễn tiến của loạn dưỡng mỡ.

Chế độ ăn uống hợp lý, giảm chất béo nhưng vẫn cung cấp đủ calo và chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển khỏe mạnh, không hút thuốc lá, rượu bia,... sẽ giúp điều trị loạn dưỡng mỡ một cách đáng kể.

Tập thể dục thường xuyên và duy trì vóc dáng cân đối cũng là một cách để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Một số nhóm người mắc bệnh chuyển hóa sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng một số loại thuốc nhằm cải thiện chức năng chuyển hóa của cơ thể, từ đó làm giảm tình trạng bệnh.


BSCKII. Hồ Hà
Ý kiến của bạn