Viên thuốc này là phiên bản tổng hợp của allopregnanolone, một sản phẩm xuất hiện tự nhiên của hormone progesterone. Thuốc hoạt động trên các thụ thể GABA trong não.
Các thụ thể GABA là chất dẫn truyền thần kinh truyền tín hiệu chính giúp điều chỉnh căng thẳng và tâm trạng trong cơ thể. GABA được biết là có tác dụng làm dịu hệ thần kinh.
Ở những người trải qua các triệu chứng chính của căng thẳng và trầm cảm có lượng hóa chất này thấp trong cơ thể. Viên thuốc mới đã làm tăng chất dẫn truyền thần kinh này.
Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn và tiêu chảy…
Trầm cảm sau sinh sẽ khiến người mẹ khó gắn kết với con mình hơn, thậm chí ‘ngắt kết nối’ với em bé và những người xung quanh.
1. Trầm cảm sau sinh là gì?
Trải qua sự thay đổi tâm trạng sau khi sinh con là điều tự nhiên, bình thường, hay còn gọi là Hội chứng ‘Baby Blues’. Hội chứng này xuất hiện với những cơn buồn bã, căng thẳng, lo lắng, thay đổi tâm trạng thất thường.
Dù phổ biến song hầu hết phụ nữ sau sinh chỉ gặp phải triệu chứng này trong khoảng vài ngày đến 1 tuần sau khi sinh, đôi khi hội chứng này xuất hiện sớm hơn hoặc kết thúc muộn hơn.
Trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu sau khi sinh con và kéo dài trong một thời gian rất dài. Các triệu chứng có thể đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của người phụ nữ.
Một số triệu chứng phổ biến bao gồm hoảng loạn, lo lắng, buồn bã, trầm cảm và mệt mỏi. Khi một người phụ nữ trải qua tất cả các triệu chứng này, sẽ khó gắn kết với con mình hơn, thậm chí ‘ngắt kết nối’ với em bé và những người xung quanh.
2. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh?
Cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi trong và sau khi mang thai. Khi mang thai, mức độ progesterone và estrogen tăng khoảng 10 lần so với mức bình thường. Sau khi em bé được sinh ra, mức độ của các hormone này giảm đáng kể, trở lại như trước khi mang thai. Sự sụt giảm hormone này là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây trầm cảm sau sinh như: Tiền sử rối loạn tâm lý (phụ nữ từng có có tiền sử trầm cảm trước đó sẽ có nguy cơ cao trầm cảm sau sinh); sức khỏe giảm sút và yếu tố kinh tế, đời sống... (tiền bạc, không được quan tâm chia sẻ...).
Do đó, để điều trị trầm cảm sau sinh, trước tiên cần dùng liệu pháp tâm lý để chữa bệnh. Nếu không đạt hiệu quả, cần phải dùng tới thuốc trị trầm cảm.
Mời độc giả xem thêm video:
Thực Phẩm Nào Tốt Cho Việc Hỗ Trợ Điều Trị Trầm Cảm? | SKĐS