Hà Nội

Loại bỏ thói quen xấu để không ảnh hưởng đến hệ xương khớp

25-12-2024 15:45 | Y học 360
google news

SKĐS - Những thói quen xấu hàng ngày như ngồi lâu, hút thuốc, ít vận động… có thể gây ra những căn bệnh về xương khớp khiến sức khoẻ suy giảm.

8 loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp8 loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe xương khớp

SKĐS - Chế độ ăn uống và lối sống đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương, bất cứ ai cũng có thể thực hiện những thay đổi tích cực để hỗ trợ xương khớp khỏe mạnh.

Xương giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm cung cấp khả năng vận động, bảo vệ các cơ quan và lưu trữ lượng canxi cần thiết. Tuy nhiên, có nhiều thói quen không tốt khiến hệ xương khớp của chúng ta.

Những thói quen xấu hằng ngày như ngồi lâu, hút thuốc, ăn mặn… có thể gây ra những căn bệnh về xương khớp và khiến sức khoẻ suy giảm. Ảnh minh họa

Những thói quen xấu hằng ngày như ngồi lâu, hút thuốc, ít vận động… có thể gây ra những căn bệnh về xương khớp và khiến sức khoẻ suy giảm. 

Vai trò quan trọng của xương

Nâng đỡ cơ thể

Xương tạo thành điểm tựa cho các vận động thể chất bằng cách kết nối xương và cơ. Xương sử dụng các khớp làm điểm tựa, chúng ta có thể di chuyển chân và gập duỗi cánh tay.

Nếu một người gặp vấn đề về xương như gãy xương chân hoặc xương chậu có thể người đó cần phải được chăm sóc. Đối với những người cao tuổi, một lần gãy xương có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ.

Bảo vệ các cơ quan nội tạng

Cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương bởi những va đập. Xương cứng sẽ bảo vệ cẩn thận các cơ quan quan trọng khỏi những va đập. Đặc biệt như: hộp sọ bảo vệ não, xương sườn bảo vệ phổi và tim, xương sống bảo vệ các dây thần kinh tủy sống.

Tạo máu (tế bào máu)

Tủy xương nằm ở trung tâm của xương. Nó chứa các tế bào gốc tạo ra tế bào máu và sản xuất ra tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Vì vậy, có thể nói máu được tạo ra từ xương.

Tích trữ canxi

Xương đóng vai trò như một kho chứa canxi. 99% canxi trong cơ thể nằm trong xương và 1% còn lại trong máu. Khi nồng độ canxi trong máu xuống thấp thì canxi được bổ sung từ xương. Xương đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ canxi.

Canxi chỉ là nguyên liệu để tạo xương. Chính các tế bào tạo xương sẽ thực hiện công việc tạo xương. Và sự cân bằng giữa tế bào tạo xương và tế bào hủy xương rất quan trọng để lớp xương mới khỏe mạnh được tái mô hình.

Những thói quen xấu ảnh hưởng đến hệ xương khớp

Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức

Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp.

Đây chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời, cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, thoát vị nhân đĩa đệm gây chèn ép rễ thần kinh...

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể.

Ngồi xổm, leo cầu thang, chéo chân hay bó chân

Khớp gối gồm khớp chè đùi và khớp đùi chày, chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể. Khi gối co, áp lực do cơ ở phần đùi và gân bánh chè sẽ ép xương bánh chè trượt trên xương đùi. Lúc đi bộ, lực này tác động bằng khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể, khi leo cầu thang lực này gấp 3-4 lần trọng lượng cơ thể và khi ngồi xổm, lực này gấp 7-8 lần trọng lượng cơ thể.

Do vậy thói quen ngồi xổm tạo áp lực rất lớn phá hủy sụn xương bánh chè và sụn xương đùi gây thoái hóa khớp chè đùi. Tập luyện cơ tứ đầu đùi và tránh thói quen ngồi xổm, hạn chế tối đa lên xuống cầu thang hay khiêng vác lên cầu thang sẽ giúp bảo vệ khớp chè đùi.

Ít vận động

Những người ít vận động có nguy cơ bị mất xương nhanh hơn. Giống như cơ bắp, xương của bạn trở nên dày đặc và phát triển mạnh hơn khi bạn tập thể dục, đặc biệt là khi thực hiện các hoạt động như đi bộ, leo cầu thang và nâng tạ, đòi hỏi nhiều sức lực. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp tăng cường khả năng giữ thăng bằng và sự linh hoạt, giúp giảm nguy cơ té ngã.

Uống nhiều bia rượu

Giống như hút thuốc, rượu làm tăng sản xuất hormone cortisol của cơ thể. Uống rượu cũng làm giảm nồng độ hormone testosterone và estrogen, làm xương yếu đi.

Bên cạnh đó, rượu không chỉ làm giảm mật độ xương mà uống quá nhiều trong một lần còn làm tăng nguy cơ ngã và gãy xương.

Không vận động, ra ngoài trời

Nếu không có vitamin D, xương của chúng ta có thể trở nên mỏng và giòn. Một trong những nguồn cung cấp chính vitamin D được cơ thể sản xuất ra sau khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vì vậy, nếu bạn không dành đủ thời gian ở ngoài trời, bạn có thể bị thiếu chất dinh dưỡng này.

Giảm cân quá nhanh

Nhiều người vì sợ béo mà giảm cân quá nhanh, việc giảm cân đột ngột này gây hạn chế quá trình hấp thụ canxi ở xương, đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến sự liên kết giữa mỡ và bắp thịt trở nên lỏng lẻo, dễ mắc các bệnh loãng xương. Vì vậy để bảo vệ một hệ cơ xương khớp khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, tập luyện và thói quen thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ.

Xem thêm video được quan tâm

Món ăn ngon miệng từ bí ngô giúp giảm mỡ máu | SKĐS



Bs Trịnh Thanh Thủy
Ý kiến của bạn