Tuy nhiên mới đây, y tế Canada đã khuyến cáo chuyên gia chăm sóc sức khỏe và người bệnh không nên dùng những lọ thuốc đã bị rò rỉ do nứt, vỡ trong quá trình vận chuyển.
Thông thường, có thể dùng mắt để phát hiện những lọ fluorouracil bị rò rỉ thuốc khi vỏ bị nứt, vỡ nhưng những vết nứt nhỏ bên dưới nắp lọ thuốc khó phát hiện hơn thì nhận biết bằng sự tích tụ bột màu trắng bên ngoài vỏ. Y tế Canada cảnh báo, nếu dùng những lọ thuốc này, người bệnh sẽ bị giảm hiệu quả điều trị do không đủ liều lượng khuyến cáo. Đối với nhân viên y tế, việc tiếp xúc với lọ thuốc này có nguy cơ bị tổn thương do thủy tinh vỡ hoặc phơi nhiễm không tự nhiên gây các phản ứng bất lợi nghiêm trọng.
Các nghiên cứu tại Canada đã công bố cho thấy, việc tiếp xúc với các loại thuốc độc hại tại nơi làm việc có thể gây ra các tác động sức khỏe cấp tính và mạn tính như phát ban da, vô sinh, sẩy thai tự nhiên, sinh con bị dị dạng bẩm sinh và có thể là ung thư bạch cầu hay các bệnh ung thư khác. Nguy cơ về sức khỏe phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc của người lao động đối với các loại thuốc này và mức độ độc hại của chúng.
Chính vì vậy, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần kiểm tra trực tiếp tất cả các lọ thuốc một cách kỹ càng, phát hiện các tạp chất, sự kết tủa, biến màu hay các vết nứt gây rò rỉ thuốc trước khi dùng. Trong trường hợp có vết nứt, vỡ hoặc rò rỉ thì cần loại bỏ và có thể hoàn trả lại nhà sản xuất.
Thuốc tiêm fluorouracil có độc tính cao nên trong quá trình sử dụng cho người bệnh, nhân viên y tế cần pha chế dung dịch ở một nơi riêng, thực hiện trên khay rửa được hoặc trên giấy thấm dùng một lần, có mặt dưới bằng chất dẻo. Bên cạnh đó, cần đeo kính bảo vệ mắt, đi găng tay, mặc áo choàng dùng một lần và đeo khẩu trang. Bơm tiêm và bộ truyền dịch phải lắp ráp cẩn thận tránh rò rỉ. Phải vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc với thuốc (mặt bàn, mặt sàn), rửa sạch mặt và tay sau khi hoàn tất công việc.