Lo thành 'người thu nhập cao' khi tăng lương

01-07-2024 16:24 | Xã hội

SKĐS - Từ ngày 1/7, mức lương cơ sở sẽ tăng 30%. Vui mừng vì lương tăng, tuy nhiên, nhiều người cũng nơm nớp lo phải tăng đóng thuế bởi Luật thuế thu nhập cá nhân quá lạc hậu.

Chính thức tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 với mức tăng cao nhất lịch sửChính thức tăng lương cơ sở từ ngày 1/7 với mức tăng cao nhất lịch sử

SKĐS - Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua nghị quyết kỳ họp, trong đó đồng ý thực hiện các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7, theo đề nghị của Chính phủ.

Chưa kịp mừng đã vội lo

Từ ngày 1/7, cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang sẽ được tăng lương thông qua việc điều chỉnh lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Đối với khu vực doanh nghiệp, lương tối thiểu vùng theo quy định của Luật Lao động sẽ tăng 6% so với năm 2023.

Việc điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp lần này tác động lên khoảng 18 triệu người hưởng bảo hiểm xã hội; khoảng 50 triệu người do ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế; khoảng 16 triệu học sinh, sinh viên và 30 triệu người liên quan chính sách hỗ trợ từ Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh...

Chị Nguyễn Thị Liên Châu, giáo viên một trường THCS ở Vĩnh Phúc chia sẻ, thông tin tăng lượng khiến rất nhiều giáo viên như chị vui mừng bởi mức tăng lần này khá cao. Một giáo viên có thâm niên đi dạy gần 20 năm như chị có thể hưởng mức lương khoảng gần 16 triệu đồng/tháng gồm cả các loại phụ cấp. Với mức này, chị thuộc diện người phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Lo thành 'người thu nhập cao' khi tăng lương- Ảnh 2.

Tăng lương đồng nghĩa với nhiều người sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân dù mức lương chưa đủ sống.

"Tới đây tôi sẽ phải làm thủ tục đăng ký người phụ thuộc để không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thực tế tôi đang phải nuôi 2 con học đại học ở Hà Nội với chi phí khoảng 15 triệu đồng/tháng. Lương tăng thì mừng đấy, nhưng chưa đủ để đáp ứng được chi tiêu tối thiểu nên việc quy định về thuế thu nhập cá nhân nên được điều chỉnh", chị Liên Châu chia sẻ.

Chị Đặng Thanh Thủy ở Phú Thọ cho biết, năm 2023, khi Chính phủ tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng, lương của chị có hệ số lương 2,34 nên tăng thêm hơn 700.000 đồng. Ngoài ra cơ quan còn chi trả khoản lương tăng thêm theo kết quả kinh doanh và một số phụ cấp khác nên tổng cộng lương từ gần 11 triệu đồng/tháng trước đó lên hơn 11,7 triệu đồng nên chị đã thuộc diện đóng thuế. 

"Dù số thuế đóng 36.000 đồng không phải quá lớn, nhưng tự dưng cũng thấy hụt hẫng. Tự dưng mình trở thành 'người có thu nhập cao' trong khi lương không đủ sống. Mức tăng lương chưa bù đắp được phần nào giá cả hàng hóa tăng mà lại rơi đúng vào cảnh đóng thuế", chị Thủy nói.

Ông Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho rằng lương tăng đồng nghĩa thu nhập tăng lên, song mức giảm trừ gia cảnh để tính thuế thu nhập cá nhân không được điều chỉnh sẽ dẫn đến bất cập là mức thuế suất của người nộp thuế nhảy lên mức cao hơn. Đáng chú ý, điều này làm mất đi ý nghĩa của chính sách tăng lương 30% do Chính phủ đưa ra vì thực chất thu nhập của nhiều công chức, viên chức không tăng lên đến mức này. Hay theo quy định của luật thuế thuế thu nhập cá nhân, khi nào chỉ số lạm phát CPI tăng trên 20% thì mới điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh.

Việc xây dựng biểu thuế mới sẽ giúp cho người lao động có thêm thu nhập không phải chịu thuế, từ đó mới mạnh dạn chi tiêu. Khi sức chi tiêu của người dân tăng thì mới kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Từ đó, việc thu thuế VAT được tăng cao. Khi ấy, nguồn thu từ thuế cho Nhà nước cũng sẽ không mất vào đâu. Lúc này, nguồn thu vào ngân sách thuế VAT bù đắp lại thuế thu nhập cá nhân.

Phải tính toán lại ngay mức đóng thuế thu nhập cá nhân

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên giảng viên cao cấp Học viện Hành chính cho rằng, biểu thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện nay là quá lạc hậu, bởi biểu thuế được ban hành từ rất lâu. Trong khoảng thời gian áp dụng biểu thuế dài như vậy, giá cả thị trường đã tăng rất nhiều. Trong khi đó, thu nhập và tiền lương mặc dù có điều chỉnh theo hướng tăng nhưng giá cả thị trường cũng tăng, thậm chí mức lương tăng không đuổi kịp mức giá hàng hóa trên thị trường.

Sự lạc hậu của thuế thu nhập cá nhân được phản ánh nhiều năm nay. Nhiều ý kiến cho rằng, vì biểu thuế được xây dựng quá lạc hậu, nên đã đến lúc phải xây dựng lại biểu thuế mới cho phù hợp với thực tế. Ngoài việc xây dựng biểu thuế mới, cũng cần tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc. Bởi hiện nay mức giảm trừ đối với người phụ thuộc 4,4 triệu đồng/tháng, với mức này là khá thấp so với mức sinh hoạt thực tế của một người.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh góp ý, các nước xung quanh như Malaysia, Philippines, Singapore… đều trong xu hướng giảm thuế thu nhập cá nhân tối đa. Việt Nam cũng cần xem xét giảm xuống còn 4 hay 5 bậc và các bậc thuế cũng phải giãn ra rõ rệt. Đồng thời xem xét giảm thuế TNCN ở bậc cao nhất là 35% xuống đâu đó như các quốc gia hiện đang áp dụng là 25% thì phù hợp hơn. Các khoản giảm trừ để tính thuế thu nhập cá nhân cũng cần tính toán đầy đủ hơn để đảm bảo chi tiêu cần thiết cho đời sống người dân.

Nhà nước cần triển khai một số biện pháp nhằm kiểm soát các mặt hàng tăng giá theo lương. Cụ thể, Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) thực hiện kiểm tra việc hình thành giá cả những mặt hàng thiết yếu. Cơ quan quản lý thị trường kết hợp với các chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh, tiểu thương tại các chợ, siêu thị, nhà hàng… để không tăng giá bất hợp lý theo lương.

Đồng thời, tại thời điểm tăng lương, những mặt hàng, dịch vụ như điện, nước, y tế, học phí… không nên tăng để không tạo ra sự gia tăng đột biến về giá cả trong giai đoạn này. Việc kiểm tra này cũng cần duy trì vào những tháng sau đó để giữ cho giá cả hàng hóa, dịch vụ được chấp hành một cách nghiêm túc theo quy định...

Tăng lương hưu ở mức cao hơn với người nghỉ hưu trước năm 1995Tăng lương hưu ở mức cao hơn với người nghỉ hưu trước năm 1995

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung quy định về điều chỉnh mức tăng cao hơn đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995, và người có mức lương hưu thấp.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 30/6.


Tô Hội
Ý kiến của bạn