Lo ngại sức khỏe của trẻ khi uống sữa sai phương pháp

09-05-2015 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Hiện nay, các gia đình dần hình thành thói quen uống sữa mỗi ngày vì sữa là một nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Hiện nay, các gia đình dần hình thành thói quen uống sữa mỗi ngày vì sữa là một nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và biết sử dụng sữa đúng cách để không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ

Trong sữa có rất nhiều chất dinh dưỡng giúp cung cấp năng lượng và nuôi dưỡng cơ thể phát triển, giúp trẻ năng động và khỏe mạnh hơn. Ngoài các dinh dưỡng như chất béo, chất bột, vitamin và nhiều khoáng chất có trong sữa thì chất đạm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể, hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng vận động và giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Thế nhưng, nếu cứ lạm dụng sữa mà cho trẻ uống quá nhiều và uống không đúng cách thì vô tình gây ra tác dụng ngược của sữa cho cơ thể.

Ép trẻ uống quá nhiều sữa

Sữa là thực phẩm rất tốt cho trẻ vì cung cấp protein, chất béo, canxi nhưng nếu uống quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi cơ thể được nạp quá nhiều calo sẽ làm cho trẻ không còn muốn ăn các thực phẩm dinh dưỡng tự nhiên khác. Nếu cứ thường xuyên như thế sẽ làm cho trẻ trở nên thiếu chất dinh dưỡng. Ngược lại, nếu trẻ được uống nhiều sữa mà vẫn có thể ăn uống tốt thì có thể phải đối mặt với béo phì.

Uống sữa thay cơm

Nhiều gia đình luôn coi sữa là một loại thực phẩm chức năng hoàn hảo và rất giàu chất sắt, cho nên nghĩ rằng trẻ chỉ cần uống đủ sữa mỗi ngày là có thể bảo đảm sự phát triển khỏe mạnh.Tuy nhiên, thực tế, trong sữa chỉ cung cấp một lượng rất ít chất sắt. Vì thế nếu thường xuyên cho trẻ uống sữa thay bữa ăn thì dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu chất sắt.

Trộn sô-cô-la vào sữa

Nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra kết luận nếu trộn sô-cô-la vào sữa, trẻ sẽ không thể hấp thụ calic có trong sữa vì calic phản ứng hóa học với oxalate trong sô-cô-la, tạo thành hợp chất calic oxalate không hề có lợi cho trẻ. Không những thế, dùng thức uống này quá nhiều sẽ gây khô tóc, tiêu chảy và những phản ứng ngoài mong muốn khác cho trẻ.

Uống sữa khi đói

Để xoa dịu cơn đói của trẻ, nhiều gia đình cho trẻ uống sữa để lót dạ, thế nhưng, khi trẻ quá đói, đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh. Hơn nữa, cơ thể bé lúc này sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, cản trở các hoạt động vui chơi có lợi cho tiêu hóa. Thời điểm cho trẻ uống sữa là vào cuối bữa ăn hoặc sử dụng sữa như một bữa ăn phụ cho trẻ trong ngày lúc trẻ chưa quá đói.

Ép trẻ uống quá nhiều sữa không tốt cho sức khỏe của trẻ. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: INTERNET
Ép trẻ uống quá nhiều sữa không tốt cho sức khỏe của trẻ. (Ảnh chỉ có tính minh họa)Ảnh: INTERNET

Pha sữa quá đặc

Các bậc cha mẹ nghĩ rằng uống sữa càng đặc, trẻ sẽ càng hấp thụ nhiều dinh dưỡng nên tăng giảm liều lượng tùy thích. Nhưng trên thực tế, độ đậm đặc của sữa phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Trẻ sơ sinh nếu dùng sữa quá đặc, lâu ngày sẽ dẫn dến các bệnh đau dạ dày, kiết lỵ, ăn không ngon…nguyên nhân là sữa càng đặc thì độ dinh dưỡng càng cao trong khi cơ quan nội tạng của trẻ rất yếu, chưa thể hấp thụ một lượng thức ăn quá lớn cùng lúc.

Đun sôi sữa

Nếu đun nóng sữa ở nhiệt độ quá cao sẽ khiến lượng đường sữa bị đốt cháy, đây là nguyên tố có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, sau khi đun ở nhiệt độ cao, canxi trong sữa sẽ có hiện tượng lắng đọng axít phốt-pho-ríc, giảm thiểu dinh dưỡng của sữa. Đặc biệt, ở các nước phương Tây, rất hiếm khi họ uống sữa nóng mà thường chỉ uống sữa lạnh.

Uống thuốc kèm với sữa

Trẻ thường rất sợ uống thuốc, do đó nhiều gia đình áp dụng phương pháp kèm thuốc vào sữa để đánh lừa trẻ.Thế nhưng, đây là hành động gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Sữa sẽ ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể khiến nồng độ thuốc trong máu giảm thấp hơn so với khi không uống sữa. Chúng cũng dễ hình thành màng che phủ thuốc khiến canxi, magiê và các nguyên tố vi lượng khác trong sữa có phản ứng với các thành phần của thuốc, tạo ra vật chất khó tan trong nước, như vậy không những giảm thiểu tác dụng của thuốc mà còn có hại cho cơ thể. Do đó không nên uống sữa trước hoặc sau khi uống thuốc 1-2 giờ.

 

 

 

 


Ý kiến của bạn