Lỡ đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức, thí sinh phải làm sao?

13-09-2022 12:11 | Thời sự

SKĐS - Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT triển khai cách thức mới đăng ký xét tuyển , do đó nhiều thí sinh đã đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức xét tuyển. Bộ GD&ĐT xử lý vấn đề này thế nào?

‘Hệ thống đại học từ công đến tư đều thiếu thốn về cơ sở vật chất’‘Hệ thống đại học từ công đến tư đều thiếu thốn về cơ sở vật chất’

SKĐS - Liên quan đến việc tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, bao gồm cơ sở hạ tầng, trang thiếu bị, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân lực khoa học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT nhìn nhận, hệ thống đại học hiện nay từ trường công đến trường tư đều đang trong tình trạng rất thiếu thốn về cơ sở vật chất.

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, trong những ngày đầu tiên khi các trường tải dữ liệu về và chạy thử điểm chuẩn đã phát hiện một số sai sót của thí sinh.

Cụ thể, nhiều em đăng ký vào hệ thống nhưng đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức xét tuyển. Do đó, Vụ Giáo dục Đại học đã đề xuất giải pháp cho phép các trường đại học chủ động làm việc, trao đổi với thí sinh bị sai sót. Các trường sẽ giúp thí sinh sửa lại thông tin cho chính xác và đưa vào danh sách tiếp tục lọc ảo như thí sinh bình thường khác. Từ đó, giảm thiểu được mọi sai sót về sau.

Lỡ đăng ký nhầm tổ hợp hoặc sai phương thức, thí sinh phải làm sao? - Ảnh 2.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

Bà Thủy giải thích nếu các trường tiếp tục lọc ảo trên thông tin bị sai, sau này vẫn phải giải quyết theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người học. Do đó, việc trường chủ động hỗ trợ thí sinh ngay trong thời gian lọc ảo hiện tại là phương án hợp lý nhất.

Tại Hội nghị Tổng kết giáo dục đại học ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn đã đồng tình với đề xuất của lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học. Trong năm đầu Bộ GD&ĐT triển khai cách thức mới đăng ký xét tuyển, thanh toán nguyện vọng, các em có thể bỡ ngỡ, chưa tiếp cận đầy đủ thông tin.

"Vì vậy, cùng với sự tự chủ của các trường, chúng ta tạo điều kiện tối đa cho thí sinh. Vụ Giáo dục Đại học có thể biên soạn hướng dẫn trên từng trường hợp sai sót cụ thể để các trường giải quyết, tránh để các em mất quyền lợi vì nhầm lẫn hay sai sót", ông Sơn nói.

Đối với nhóm thí sinh chưa thanh toán được lệ phí xét tuyển, Vụ Giáo dục Đại học đề xuất lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho phép các em này xét tuyển bình thường, các em sẽ thực hiện nộp lệ phí sau. Việc nộp lệ phí vẫn thực hiện trực tuyến, đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống, không gây khó khăn cho thí sinh.

"Năm nay, chúng ta để quyền chủ động cho thí sinh chịu trách nhiệm về đăng ký. Do đó, chắc chắn sẽ còn sai sót ít nhiều. Chúng ta sẽ cùng xem xét xử lý sau khi hệ thống công bố kết quả xét tuyển chung. Chúng tôi cũng đề xuất các trường được toàn quyền chủ động trong việc xử lý với những trường hợp có sai sót, để sau khi giải quyết sai sót thí sinh có cơ hội trúng tuyển vào cơ sở đào tạo.

Với những trường hợp thí sinh đã trúng tuyển sớm nhưng không đăng ký trên hệ thống, nếu các em có sai sót, không thể đưa vào danh sách lọc ảo bây giờ thì các trường cũng có thể xem xét cụ thể sau khi đã có kết quả xét tuyển đợt 1", Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học thông tin.

Bộ GD&ĐT cho biết, đến nay có hơn 400.000 thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét tuyển sớm của các trường đại học. Tuy nhiên, thống kê cho thấy chỉ 35% trong số này đặt ngành đã trúng tuyển sớm ở nguyện vọng 1; 30% đặt ở các nguyện vọng khác (từ nguyện vọng hai trở đi) và 35% không dùng quyền lợi trúng tuyển sớm hoặc không đỗ tốt nghiệp.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, quy trình lọc ảo diễn ra sáu lần, từ ngày 10/9 đến 15/9 (mỗi ngày một lần). Sau đó, Bộ GD&ĐT sẽ trả danh sách trúng tuyển cuối cùng cho các trường.

Trước 17h ngày 17/9, các trường nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống; rà soát và công bố kết quả trúng tuyển đợt 1. Nếu chưa đủ chỉ tiêu sẽ được tuyển bổ sung từ tháng 10 đến tháng 12.

Thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm và thu chi đầu năm học 2022-2023Thanh tra hoạt động dạy thêm, học thêm và thu chi đầu năm học 2022-2023

SKĐS - Năm học 2022-2023, ngành Giáo dục chú trọng thanh tra, kiểm tra việc phát hành, mua và sử dụng sách giáo khoa, hoạt động dạy thêm, học thêm; hoạt động thu chi đầu năm học.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn