TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115
Viêm gan đã trở thành nguyên nhân đứng thứ 3 gây tử vong ở Việt Nam, gánh nặng bệnh tật của viêm gan virus B và C là rất lớn. Theo thống kê, ở nước ta hiện ghi nhận khoảng 21 triệu người nhiễm virus viêm gan B và C. 8 triệu người đang trong tình trạng viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. 22.000 người tử vong vì ung thư gan mỗi năm.
Khi bị nhiễm virus viêm gan, người bệnh có thể bị tiến triển nhanh tới viêm gan cấp và suy gan, có thể viêm mạn tính và dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Đáng chú ý, bệnh viêm gan virus thường diễn biến thầm lặng, có tới 90% người nhiễm không biết về tình trạng nhiễm virus của bản thân, vì thế khi phát hiện ra thường đã ở giai đoạn muộn, khi đã viêm gan, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Vậy làm sao phát hiện sớm bệnh viêm gan?
Các xét nghiệm cần làm là gì?
Phương pháp điều trị hiện nay có gì mới?
Phòng ngừa bệnh viêm gan sao cho hiệu quả?
Nhân ngày Viêm gan thế giới 28/7, AloBacsi đã mời chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành Gan mật, TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Bệnh viện Nhân dân 115 giải đáp trong chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Quan tâm tới gan trước khi quá muộn” vào chiều thứ 6, ngày 26/7/2019.
Ngày viêm gan thế giới năm nay, Tổ chức Y tế thế giới đưa ra phương châm và mục tiêu hành động “Đầu tư để loại trừ viêm gan”. Thông điệp này có ý nghĩa kêu gọi sự quan tâm tăng cường đầu tư các nguồn lực cả về lãnh đạo điều hành các cấp cũng như đầu tư kinh phí tài chính trong dự phòng, phát hiện, chăm sóc điều trị. Đặc biệt chú trọng đầu tư nâng cao nhận thức của mỗi người dân để tiến tới loại trừ hoàn toàn viêm gan ở nước ta vào năm 2030.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi tại hotline 08983 08983 và đón xem trên AloBacsi.com hoặc fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời trong thời gian diễn ra chương trình để nhận về những phần quà hấp dẫn.
Trân trọng Cảm ơn nhãn hàng Thuốc bổ gan Boganic - Traphaco đã đồng hành cùng chương trình!
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.com