Mời độc giả xem video trực tiếp

18h40: Chương trình kết thúc

18h35: Thay mặt gần 500.000 cán bộ công nhân viên, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã  một lần nữa gửi lời cảm ơn  trân trọng đến Thủ tướng Chính phủ đã luôn chỉ đạo sát sao tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Y tế để phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Ngành Y tế xin hứa với Thủ tướng sẽ tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, đặc biệt đổi mới sáng tạo ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và là một trong những bộ đi đầu trong lĩnh vực chuyển đổi số để công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe ngày một tốt hơn.

18h25: Các bệnh viện như: BV Bạch Mai, Việt Đức, TW Huế, Đại Học Y Hà Nội, Nhi TW, BV E cùng các bệnh viện tuyến dưới thực hiện hội chẩn khám chữa bệnh từ xa


Thủ tướng thăm hỏi và động viên cán bộ y tế qua hệ thống 1.000 điểm kết nối trực tuyến.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lắng nghe các ca hội chẩn trực tuyến từ các bệnh viện.

18h20: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo

Mở đầu lời phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc vui mừng trong ngày hôm nay  bởi sự của mặt với 1000 điểm cầu của 63 tỉnh, thành trong cả nước và 20.000 người có mặt trong sự kiện này. Thủ tướng cũng cho biết,  cách đây hơn 4 tháng, Thủ tướng đã dự lễ khai trương mở ra vấn đề mới khám bệnh từ xa ở nước ta với 6 cơ sở đầu tiên. Hôm nay, chúng ta vui mừng dự lễ khánh thành 1000 điểm cầu Khám chữa bệnh từ xa  chỉ trong vòng mấy tháng.  Theo đó, Thủ tướng đánh giá  đây là sự kiện quan trọng, là  một bước tiến lớn của ngành y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Kết quả này sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ của Chính phủ  trong triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 tầm nhìn 2030 hướng tới đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi Lễ

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đã biểu dương và chúc mừng Bộ Y tế, Bộ Y tế đã cụ thể hóa Chương trình Chuyển đổi số quốc gia cho ngành và đã xây dựng thành công cũng như triển khai đề án “Khám chữa bệnh từ xa” - một đề án có ý nghĩa nhân văn cao cả để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên mọi miền của tổ quốc, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, sự kiện này ý nghĩa hơn khi thế giới đang mắc đại dịch COVID -19 chưa thuyên giảm, và Việt Nam chúng ta đã hơn 20 ngày không ghi nhận ca mắc cộng đồng. Việt Nam tự hào là quốc gia đã lần thứ 2 khống chế thành công dịch bệnh bằng tất cả những giải pháp quyết liệt của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân chúng ta đã có nhiều tấm gương sáng trong các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt  kể đến ngành y tế các y bác sỹ đã quên mình phục vụ người bệnh. Không quản nguy hiểm, khó khăn cứu chữa người dân.

Cùng với đó là nhiều mô hình, cách làm phòng chống dịch hay, hiệu quả được đề xuất và triển khai trong đó có cả việc ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai hoạt động khám chữa bệnh từ xa...

"Tôi đánh giá cao Bộ Y tế, Bộ Thông tin Truyền thông và nhất là các bệnh viện đã chủ động  tích cực phối hợp với Viettel để cùng triển khai, kết nối các điểm cầu - là những cơ sở khám chữa bệnh ở các địa phương, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Và như vậy chúng ta đạt mốc 1000 điểm cầu và sắp tới chúng ta đạt mốc cao hơn từ buổi khánh thành ra mắt hôm nay", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.

Mời xem toàn văn Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc

18h15: Các đại biểu thực hiện nghi thức lễ khánh thành:

18h: Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Viettel phát biểu, trao tặng 178 trung tâm hội chẩn cho các bệnh viện tuyến trên, tuyến dưới


GS.TS Nguyễn Thanh Long tiếp nhận trao tặng từ Viettel.


Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Chủ tịch Tập đoàn Viettel.

17h44:Phóng sự "Hành trình xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa"

Khám chữa bệnh từ xa đã trở hành thường quy của BV Đại học Y Hà Nội, đến nay BV đã kết nối gần 60 Bệnh viện vệ tinh và gần 300 ca bệnh khó được cứu sống.

3 tháng mổ sau mổ thông qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa Telehealth  ông Lê Ngọc Hùng ở Ngọc Lặc, Thanh Hoá đã trở lại sinh hoạt bình thường. Người nhà ông vẫn nói rằng ông được bác sĩ kéo từ tay tử thần về với gia đình.

Chia sẻ về điều này, ông Hùng xúc động chia sẻ: cảm ơn các bác sĩ nhiều đã giúp đỡ cho bản thân, biết ơn không biết nói cho nhiều được. BS. Đỗ Thanh Hải, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BVĐK Ngọc Lặc Thanh Hoá – bác sĩ trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Hùng và cũng là người hội chẩn qua Telehealth với bệnh viện tuyến trên để cứu chữa cho bệnh nhân cho hay, vai trò của khám chữa bệnh từ xa Telehealth có giá trị quan trọng với bác sĩ cơ sở, đó là được tiếp cận thông tin ca bệnh hay, khó qua đó rút ra được kinh nghiệm để cứu sống bệnh nhân.

Từ tháng 4/2020, giữa lúc cả nước đang giãn cách xã hội vì đại dịch COVID-19, ngay lập tức, Bộ Thông tin truyền thông cùng với Bộ Y tế đã vào cuộc để thúc đẩy chuyển đổi số trong Y tế, kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ cùng tham gia phát triển giải pháp Trong hoạt động khám chữa bệnh đảm bảo gián cách xã hội nhưng vẫn chăm lo sức khỏe cho người dân, đặc biệt là đối với bệnh nhân khó khăn trong việc di chuyểnBệnh nhân ở vùng sâu vùng xa trên khắp cả nước.

Chỉ sau đúng một tuần, hệ thống Telehealth đầu tiên đã hoàn thành. Chỉ hai tháng sau khi hệ thống Telehealth đầu tiên đi vào hoạt động, Bộ Y tế đã ban hành đề án khám chữa bệnh từ xa với hai mục tiêu căn bản. Đó là các cơ sở tuyến huyện được hỗ trợ chuyên môn liên tụcVà mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên. Việc hoàn thiện một đề án rất phức tạp trong thời gian ngắn đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Y tế trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Tại điểm cầu Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.

Các điểm cầu được kết nối trực tuyến.

17h36: PGS. TS. Lương Ngọc Khuê -  Cục trưởng Quản lý Khám Chữa bệnh, Bộ Y tế Phó ban chỉ đạo Đề án " Khám, chữa bệnh từ xa" báo cáo tóm tắt các hoạt động triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa.

Hệ thống khám chữa bệnh Việt Nam đã tích cực chủ động, sáng tạo hết sức khẩn trương, triển khai công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 và điều trị các ca bệnh dương tính. Tại Cục  Quản lý Khám Chữa bệnh đã thiết lập Trung tâm quản lý điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán điều trị người bệnh COVID-19 dựa trên nền tảng số.

Trung tâm đã được công nhận là một trong 7 sáng kiến tiêu biểu phòng chống COVID-19  của ngành.

Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cũng cho biết, hoạt động khám chữa bệnh từ xa hết sức hiệu quả trong bối cảnh dịch bệnh cả nước thực hiện giãn cách xã hội và đợt 2 trong bối cảnh TP Đà Nẵng, Hải Dương phong tỏa.

Thời gian gần đây và hiện nay Hệ thống tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện hoạt động an toàn và vận hành bệnh viện trong trạng thái bình thường mới theo chỉ thị của Thủ tướng.

Từ hơn 10 năm qua Bộ Y tế đã triển khai nhiều đề án trong đó có Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Giúp nâng cao hỗ trợ thầy thuốc, người dân ở tuyến dưới vùng xâu vùng xa.

Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các BV tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên “chất lượng cao hơn”; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được “lan tỏa xa hơn” tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc.

Trong quá trình triển khai, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã nhận được sự phối hợp rất chặt chẽ và tích cực của Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel và các bệnh viện. Tổng số có 26 bệnh viện tuyến trên, trong đó có 2 bệnh viện tuyến cuối của TP. Hà Nội và 6 bệnh viện tuyến cuối của TP. Hồ Chí Minh tham gia Đề án, tính đến ngày 24/9/2020 đã đạt 1000 bệnh viện tuyến dưới đăng ký tham gia Đề án.

Toàn bộ 63 tỉnh thành đã có bệnh viện đăng ký. Có một số bệnh viện của nước bạn Lào (2 bệnh viện) và Cam-Pu- Chia (1 bệnh viện) đã đăng ký tham gia làm bệnh viện tuyến dưới. Nhiều bệnh viện/trung tâm y tế tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo cũng đã đăng ký tham gia Đề án. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã tích phối hợp với các Vụ, Cục và bệnh viện xây dựng  các văn bản, quy định... phục vụ công tác khám, chữa bệnh từ xa.

Để triển khai và duy trì bền vững Đề án, các công việc trước mắt còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo sáng suốt của Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Y tế, hệ thống khám, chữa bệnh cùng đồng lòng quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ cao cả và mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh, xã hội, khám chữa bệnh an toàn, chất lượng cho người dân, hướng tới sự hài lòng người bệnh.

Trân trọng cảm ơn Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Y tế, các Vụ, Cục, Tập đoàn Viettel... đã hỗ trợ và đồng hành cùng hệ thống khám, chữa bệnh. Đặc biệt xin cảm ơn các bác sỹ, điều dưỡng của cả hệ thống luôn nỗ lực quên mình phục vụ nhân dân.

17h28: GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc

Quyền Bộ trưởng cho biết: Năm 2020, ngành y tế nói riêng và cả nước nói chung đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức khi dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát. Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp trên thế giới, Việt Nam dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, phù hợp, hiệu quả và đến nay đã kiểm soát tốt dịch bệnh với chi phí thấp, là một trong những điểm sáng trong phòng chống dịch, được người dân tin tưởng và được quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh đó, Việt Nam đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay trong công tác phòng chống dịch, biến nguy thành cơ để đổi mới và phát triển, trong đó hoạt động khám chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng một cách nhanh chóng.

Với những lợi ích, hiệu quả của hoạt động, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động, tích cực, phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng, tập đoàn Viettel để xây dựng và triển khai đề án Khám chữa bệnh từ xa và chỉ trong thời gian 02 tháng đề án đã đạt mốc 1000 cơ sở y tế được kết nối trực tuyến để thực hiện các hoạt động tư vấn, khám chữa bệnh phục vụ việc chăm sóc sức khỏe của người dân trên mọi miền Tổ quốc.

GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng, Bộ Y tế đã lựa chọn thông điệp chủ đạo của đề án là “Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”. Với thông điệp này, Đề án không đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số ngành Y tế mà đề án có tính nhân văn sâu sắc, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh y tế cơ sở, rút ngắn khoảng cách giữa tuyến trên và tuyến dưới. Thông qua các hoạt động khám chữa bệnh từ xa được triển khai, năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến cơ sở sẽ được nâng lên, người dân trên cả nước sẽ được hưởng dịch vụ y tế có chất lượng cao hơn ngay tại tuyến cơ sở, hạn chế việc chuyển tuyến, quá tải, tập trung đông bệnh nhân tại tuyến trên. Trong thời gian ngắn tới đây, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cho ra mắt mạng y tế Việt Nam là nơi tập hợp tất cả các thầy thuốc trên toàn quốc, là diễn đàn để chia sẻ, trao đổi học hỏi lẫn nhau với mục tiêu nâng cao hơn nữa tay nghề để phục vụ nhân dân.


GS.TS Nguyễn Thanh Long - Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế.

Quyền Bộ trưởng cũng yêu cầu các cơ sở y tế, các thầy thuốc, các y bác sỹ, các cán bộ y tế trên toàn tuyến sẽ thực hiện và lan tỏa thông điệp “vươn cao, vươn xa”, phát huy trí tuệ, tinh thần hỗ trợ, hướng dẫn để triển khai hiệu quả chương trình khám chữa bệnh từ xa để từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở phục vụ người dân ngày một tốt hơn, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.

Để lan tỏa và phát triển bền vững các hoạt động của chương trình khám chữa bệnh từ xa, Bộ Y tế sẽ tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc triển khai hiệu quả hoạt động này đồng thời tiếp tục chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các cơ chế tài chính, danh mục kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật… nhằm thực hiện thành công đề án này.

Cũng theo Quyền Bộ trưởng, trong thời gian tới đây, tiếp tục kế thừa những truyền thống tốt đẹp, phát huy trí tuệ, sức mạnh đoàn kết, ý chí vươn lên của toàn ngành từng bước nâng cao vị thế của ngành y tế Việt Nam xứng đáng với sự giao phó của Đảng, Nhà nước và nhân dân, ngành sẽ tập trung cho một số nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình đổi mới toàn diện để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 20 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Bộ Y tế sẽ tiếp tục ưu tiên chỉ đạo để triển khai những chương trình, đề án trong đó có chương trình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong y tế, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số ngành y tế để xây dựng và hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đổi mới hiện đại, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân ngày một tốt hơn.

17h20: Buổi lễ khánh thành 1000 cơ sở y tế khám, chữa bệnh từ xa bắt đầu diễn ra

Với mục tiêu “Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế”, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/2020 phê duyệt Đề án Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025 với quan điểm chủ đạo “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”.

Mục tiêu của Đề án là mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

18h24: GS Lê Thanh Hải – Giám đốc bệnh viện Nhi trung ương kết nối với hội chẩn, tư vấn một ca bệnh nhi sốt cao, co giật với Trung tâm y tế Huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh cách xa đất liền 100km.

Trung tâm y tế huyện Cô Tô: Hiện trung tâm y tế huyện đảo Cô Tô đang tham gia hội chẩn, tư vấn với bệnh viện Nhi trung ương qua hệ thống Telehealth, Bộ Y tế.

Điểm cầu bệnh viện Nhi Trung ương

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Tôi rất vui mừng được thấy hình ảnh rất rõ của các bác sĩ, nhân viên y tế huyện Cô Tô. Chúng tôi đã thấy được sự kết nối của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương với những  bác sĩ nổi tiếng để trực tiếp đưa phương án điều trị cho bệnh nhi đang bị co giật. Kết quả tốt đã kịp thời cứu chữa cho bệnh nhi mà cách xa đất liền trong bối cảnh đi lại khó khăn, đây là sự phát huy tác dụng rất rõ nét với khám chữa bệnh từ xa, một hình ảnh cụ thể, sinh động. Tôi xin chúc mừng Bệnh viện Nhi trung ương, chúc mừng bác sĩ, nhân viên trung tâm y tế huyện Cô Tô, chúc sức khỏe các đồng chí, thành công, ứng dụng công nghệ mới thành thạo, tận dụng được trí tuệ của các bác sĩ chuyên ngành giỏi của nước ta trong khám chữa bệnh cho nhân dân đặc biệt là bệnh nhi. Xin gửi lời thăm đến các cán bộ công nhân viên ngành y tế nói chung và y tế huyện Cô Tô và các bệnh viện và các đầu cầu hôm nay.

18h32: Kết  nối với điểm cầu bệnh E. GS. TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện đang chủ trì tư vấn phẫu thuật tim cho bệnh nhi tại bệnh viện sản Nhi, Đà Nẵng.

GS.TS Lê Thành Ngọc: gửi lời chào đồng chí Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo và các điểm cầu trung ương và địa phương. Chúng tôi hiện đang chỉ đạo mổ tim bẩm sinh, đây là bệnh viện được bệnh viện E triển khai thành công kỹ thuật mổ tim. Hiện tại e kíp  của bệnh viện sản nhi, Đà Nẵng đã tự mổ. Bệnh nhân là bệnh nhi 29 tháng tuổi, con đầu mắc bệnh tim bẩm sinh và được các bác sĩ Đà Nẵng mổ trực tiếp và trước khi tiến hành mổ, chúng   tôi đã thảo luận kỹ ca này. Chúng tôi yêu cầu trình bày hồ sơ bệnh án hội chẩn. Hiện ca mổ đã kết thúc, tim đã đập trở lại, đang được cầm máu và để rút các ống mà để bệnh nhân ngừng dùng máy tim nhân tạo. Xin cảm ơn đồng chí Thủ tướng và các đồng chí lãnh đạo.

Thủ tướng Chính phủ kết nối với điểm cầu Bệnh viện E.

Bệnh viện sản – nhi, Đà Nẵng: Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, Bệnh viện Sản -  Nhi Đà Nẵng đã được thụ hưởng các thành tựu của khám chữa bệnh từ xa, cụ thể bệnh viện đã kết nối với trung tâm tim mạch của bệnh viện E. Hiện dù bệnh viện mới được thành lập  nhưng đã mổ được cho 326 trường hợp bệnh nhi tim bẩm sinh. Hiện tại các bác sĩ bệnh viện đã  thực hiện được các kỹ thuật mổ hiện đại về tim bẩm sinh, sắp tới chúng tôi sẽ triển khai các trường hợp khó hơn, cụ thể là mổ nội soi với các ca tim bẩm sinh và chúng tôi hy vọng với ứng dụng này bệnh viện E và bệnh viện Sản – Nhi Đà Nẵng phối hợp với nhau và đạt được thành tựu tốt đẹp. Xin chúc sức khỏe đồng chí Thủ tướng và các đồng chí.

Chúc mừng bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện nhi Đà Nẵng đã phối hợp tốt, hình ảnh rõ. GS. Thành cho biết ca mổ tốt. Xin chúc mừng sự kiện này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Thưa các quý vị, các thầy thuốc trong toàn ngành y, GS. Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, hôm nay chúng ta chứng kiện một sự kiện rất quan trọng, ứng dụng CNTT trong khám chữa bệnh cho nhân dân chúng ta, điều mà trước đây chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến chưa bao giờ áp dụng cách đây 1 năm. Đây là một tiến bộ rất quan trọng, mang lại hữu ích rất lớn, giảm chi phí cho người dân và đặc biệt trong lúc dịch COVID-19 đang diễn ra. Với kết quả vừa rồi, sự thành công của ứng dụng, việc khám chữa bệnh từ xa. Tôi xin chúc mừng ngành y tế VN và gửi lời thăm hỏi ân cần đến các thầy thuốc trong cả nước, các đồng chí đã đi đầu trong khám chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt trong phòng chống COVID-19 bảo vệ sức khỏe nhân dân, đây là cố gắng rất lớn và mong toàn ngành y cố gắng nhiều hơn để xứng đáng niềm tin yêu của nhân dân. Tôi cũng biểu dương ngành truyền thông, thông tin đặc biệt tập đoàn Viettel và các tập đoàn công nghệ khác đã đóng góp vào công nghệ để chúng ta ứng dụng công nghệ mới. Chúng tôi mong muốn các bác sĩ, ngành y không ngừng học hỏi để ứng dụng, thực hành tốt nhất đóng góp mang lại quyền lợi tốt nhất cho người dân Việt Nam chúng ta. Xin chúc mừng khỏe và cảm ơn các đồng chí.

Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

Đề án hướng tới mục tiêu mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh từ xa đến các cơ sở y tế trong cả nước để thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; đồng thời trong tương lai sẽ tiến hành kết nối các bệnh viện tuyến trên với các nước có nền y khoa tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Khám, chữa bệnh từ xa mang đến cơ hội tiếp cận chuyên môn cao hơn cho cán bộ y tế tại các cơ sở

Khám, chữa bệnh từ xa giúp người dân tiếp cận với dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận lợi, ít tốn kém, an toàn, không cần phải đến bệnh viện khi chưa thực sự cần thiết, giảm tập trung đông bệnh nhân tại các cơ sở y tế nhất là khi có dịch bệnh,hạn chế chuyển tuyến, giảm quá tải tại bệnh viện tuyến trên; tạo được lòng tin của người dân với chất lượng khám chữa bệnh của y tế cơ sở nói riêng và toàn hệ thống y tế nói chung.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh khám, chữa bệnh từ xa mang đến cơ hội tiếp cận chuyên môn cao hơn cho cán bộ y tế tại các cơ sở y tế tuyến dưới, từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở và từng cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới.

Với những lợi ích, hiệu quả hoạt động khám, chữa bệnh từ xa mang lại, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng và Tập đoàn Viettel để xây dựng và triển khai Đề án Khám, chữa bệnh từ xa.

Sau 2 tháng nỗ lực triển khai kết nối các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là những cơ sở khám chữa bệnh ở các địa phương, thậm chí ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đã có hơn 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh được kết nối với gần 30 bệnh viện tuyến Trung ương, các bệnh viện tuyến cuối của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều ca bệnh phức tạp đã được các bác sỹ hội chẩn và cứu sống kịp thời không phải chuyển tuyến trên; những điểm cầu vùng sâu, vùng xa như Trường Sa, Cô Tô, Mường Nhé được kết nối với bệnh viện trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Trung ương Huế…

Để thực hiện Đề án Khám, chữa bệnh từ xa hiệu quả, chất lượng, thống nhất, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chuyên môn, Bộ Y tế đã xây dựng các hướng dẫn chuyên môn:
Hướng dẫn Quy trình tổ chức hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa;
Quy chế hướng dẫn bảo mật thông tin trong tư vấn, hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa; Danh mục kỹ thuật khám, chữa bệnh từ xa;
Sách vàng 1.000 điểm cầu khám, chữa bệnh từ xa; Cẩm nang để các cơ sở y tế triển khai Đề án.

Bộ Y tế tiếp tục phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam,các bộ ngành liên quan hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế tài chính, hoàn thiện và cập nhật danh mục kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn, cập nhật các nền tảng, ứng dụng… nhằm thực hiện thành công Đề án.

Ý kiến của bạn