Tạp chí y học Science Translational Medicine số ra ngày 4/2 đã đăng tải nghiên cứu của các chuyên gia Đại học North Carolina (UNC) về việc tìm ra một phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy tiềm năng, không chỉ làm thay đổi cách điều trị trong 4 thập kỷ gần đây mà còn có hiệu quả cao, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Thực chất đây là một thiết bị, dùng các trường điện, đưa các loại thuốc hóa trị liệu trực tiếp vào mô khối u để làm co ngót khối u.
Theo tiến sĩ Joseph DeSimone, Chủ nhiệm dự án, tùy thuộc vào dạng khối u có thể cấy trực tiếp điện cực vào khối u, hoặc điều trị từ ngoài, đưa thuốc qua da. Nó có khả năng đưa được hàm lượng lớn thuốc vào mô khối u, tránh được hiện tượng viêm nhiễm hệ thống, rất phù hợp cho bệnh ung thư tuyến tụy, hoặc các bệnh ung thư có khối u rắn, có mạch máu kém hoặc các phương pháp điều trị truyền thống không hiệu quả, chỉ dựa vào duy nhất mạch máu, nói cách khác là lệ thuộc hoàn toàn vào mạch máu, nếu mạch máu tổn thương buộc phải bó tay.
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao tới 75% sau một năm khi phát hiện bệnh, hạn chế tình trạng phẫu thuật, ảnh hưởng đến các bộ phận khỏe mạnh và gây đau đớn cho người bệnh. Phương pháp điều trị này rất phù hợp cho các khối u rắn và các loại thuốc hóa trị chuẩn IV rất khó phát huy tác dụng.
Duy Hùng (Theo TO, 2/2015)