Hà Nội

Liệu pháp giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh bạch cầu

23-10-2021 14:13 | Thông tin dược học

SKĐS - Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu (gồm tủy xương và hệ bạch huyết) rất dễ tái phát. Một loại thuốc interferon mới có thể làm giảm 20% nguy cơ bệnh bạch cầu tái phát ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Phương pháp mới điều trị hiệu quả bệnh bạch cầuPhương pháp mới điều trị hiệu quả bệnh bạch cầu

SKĐS - Một nghiên cứu của Đại học Basel (Thụy Sĩ) đã chỉ ra rằng có thể cải thiện hiệu quả của các liệu pháp nhắm mục tiêu điều trị bệnh bạch cầu bằng cách ức chế thêm một con đường tín hiệu cụ thể ngoài con đường ức chế JAK2 đã biết.

Tại Việt Nam, theo thống kê được công bố năm 2018, bệnh bạch cầu xếp thứ 7 trong số các loại ung thư được ghi nhận. Trong đó nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với nữ giới (7,1% ở nam và 5,7% ở nữ).

Để điều trị bệnh bạch cầu có thể phức tạp. Việc điều trị cần tùy theo từng thể trạng và tùy từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Ngoài ra còn phụ thuộc vào từng loại bệnh và nhiều yếu tố khác.

Tác dụng của interferon

Interferon là một nhóm các protein tự nhiên được sản xuất bởi các tế bào của hệ miễn dịch, nhằm chống lại các tác nhân ngoại lai (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và tế bào ung thư). Interferon đóng vai trò quan trọng trong cửa ngõ miễn dịch, hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại virus, sự phát triển bất thường của tế bào.

Interferon-alpha được sử dụng trong một số bệnh tự miễn, nhưng đáp ứng không kéo dài. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã xem xét một dạng interferon hoạt động lâu dài được gọi là pegylated IFN-alpha. Thuốc này có bán trên thị trường để điều trị viêm gan B và C, cũng như một số bệnh ung thư máu.

Interferon kết hợp với ghép tủy xương giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh bạch cầu - Ảnh 2.

Interferon kết hợp với ghép tủy xương giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh bạch cầu

Interferon tăng tỷ lệ sống sót ở bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu nhờ kết hợp ghép tủy xương

Ở những bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tiến triển (AML), sự chuyển dạng ác tính và sự tăng sinh không kiểm soát được của tế bào gốc dòng tủy biệt hóa bất thường, tồn tại lâu dài với số lượng tế bào chưa trưởng thành cao lưu hành và thay thế tủy bình thường bằng các tế bào ác tính.

 Các triệu chứng bao gồm: Mệt mỏi, xanh, dễ bị bầm tím và chảy máu, sốt và nhiễm trùng.

Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Rogel thuộc Đại học Michigan đã xác định được một loại thuốc interferon là pegylated IFN-alpha, khi được dùng cùng với việc cấy ghép tủy xương, có thể làm giảm 20% nguy cơ bệnh bạch cầu tái phát ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu, khám phá mức độ ảnh hưởng của interferon trong các loại cấy ghép hoặc ung thư máu khác.

Xem thêm video đang được quan tâm:

6 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19


DS Hoàng Vân
Ý kiến của bạn