Hà Nội

Liệu pháp có thể thay thế kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

18-03-2022 06:05 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường phải dùng thuốc kháng sinh hàng ngày để điều trị. Thử nghiệm lâm sàng mới đây cho thấy, một loại thuốc có thể thay thế kháng sinh điều trị căn bệnh này có hiệu quả tương tự mà không lo kháng thuốc...

Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh có nguy hiểm không?Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh có nguy hiểm không?

SKĐS - Một vấn đề hậu sản phổ biến mà phụ nữ phải đối mặt sau khi sinh con là nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi có những dấu hiệu như tiểu rát, buốt và nước tiểu hôi, phụ nữ đừng chủ quan.

Nhiễm trùng đường tiết niệu rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ. Các nghiên cứu cho thấy có đến 80% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và khoảng 1/4 trong số đó tiếp tục bị tái phát.

Một số triệu chứng bao gồm: Nóng rát khi đi tiểu và cảm giác muốn đi tiểu dai dẳngđau lưng hoặc bụng dưới...

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, thông thường phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Thêm vào đó, sử dụng kháng sinh có thể làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong cơ thể.

Do đó, các nhà khoa học vẫn liên tục tìm kiếm một loại thuốc có thể thay thế kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu.

photo-1647440974949

Nhiễm trùng đường tiểu thường gây nóng rát khi đi tiểu và cảm giác muốn đi tiểu dai dẳng, đau lưng hoặc bụng dưới...


Mới đây, nghiên cứu tại Bệnh viện Freeman (Anh) phát hiện ra rằng, thuốc methenamine có thể có tác dụng tương tự với thuốc kháng sinh liều thấp trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát (UTIs) phụ nữ. Methenamine là thuốc làm cho nước tiểu có tính axit hơn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

Để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, thông thường phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Thêm vào đó, sử dụng kháng sinh có thể làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của hệ vi khuẩn trong cơ thể.

Nghiên cứu 240 phụ nữ bị trung bình 6 lần nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát mỗi năm. Một nửa số phụ nữ được chỉ định ngẫu nhiên điều trị kháng sinh liều thấp hàng ngày, trong khi nửa còn lại dùng methenamine 2 lần/ngày. Kết quả cho thấy, sau một năm điều trị, cả hai nhóm đều thấy các đợt nhiễm trùng tiểu giảm đáng kể. Cả hai nhóm dùng kháng sinh và methenamine đều có các đợt tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu tương đương nhau. Phụ nữ trong nhóm dùng kháng sinh trung bình dưới một đợt/năm, những người dùng methenamine có hơn một đợt/năm/người.

Sử dụng methenamine, một số ít người tham gia nghiên cứu gặp các tác dụng phụ: Buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

TS. Karyn Eilber, chuyên gia tiết niệu tại Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho hay, để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, việc sử dụng thuốc kháng sinh hàng ngày nên coi như một biện pháp cuối cùng. Thay vào đó có thể ưu tiên dùng methenamine.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Người mắc Omicron sẽ lây truyền bệnh COVID-19 trong ít nhất 6 ngày.



DS.Vân Hoàng
(Theo webmd.com, 11/3/2022)
Ý kiến của bạn