Hà Nội

Liệt nửa mặt - nguyên nhân & cách điều trị

11-10-2008 10:26 | Bệnh thường gặp
google news

Liệt nửa mặt - dân gian thường dung từ “méo mặt” - là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biển hiện khác nhau.

PGS.TS Nguyễn Chương

Liệt nửa mặt - dân gian thường dung từ “méo mặt” - là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biển hiện khác nhau.

Biểu hiện

Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.

 Ảnh: corbis

Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)…, không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang  chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).

Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).

Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt…, miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra. Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt.

Nguyên nhân

Do u não

U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.

U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.

Biến chứng thần kinh của u vòm họng.

Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.

Do viêm nhiễm:

Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.

Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.

Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…

Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.

Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.

Điều trị

Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc “do lạnh” cần tiến hành những biện pháp sau:

Điều trị nội khoa

Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).

Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.

Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.

Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.

Vật lý trị liệu

Cho người bệnh chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu.Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca. Có thể dùng dòng điện galvanie.

Thường xuyên tập các động tác ở mặt, ở trán, ở môi miệng.

Châm cứu bên liệt các huyệt giáp xa, địa thương, thảo đường, có thể châm thêm các huyệt ấn đường, nghinh hương, hợp cốc. Cũng có thể châm thêm các huyệt trên ở bên lành.

Trong quá trình châm cứu, cần định kỳ theo dõi, khám lại để tránh liệt co cứng nửa mặt. Có thể nghiên cứu phẫu thuật, nhất là những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt – là phạm vi của ngành phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.


Ý kiến của bạn