Hà Nội

Liên tục tái phát cơn hen - nguyên nhân và giải pháp ổn định bệnh

10-03-2021 10:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Bệnh hen là tình trạng viêm mạn tính của đường thở. Viêm làm cho đường thở tăng tính đáp ứng, dễ bị ảnh hưởng với những tác nhân kích thích từ bên ngoài hoặc ngay chính bên trong cơ thể người bệnh làm co thắt phế quản và lên cơn hen.

image001

Bệnh hen của bạn thường xuyên tái phát thì đừng đổ lỗi cho thuốc không tác dụng bởi có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến bệnh. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng hen suyễn nhiều hơn 2 lần/1 tuần thì có thể đang mắc một số sai lầm dưới đây.

● Vệ sinh nhà cửa không sạch sẽ: Bụi bặm, vi sinh vật trong không khí là tác nhân khiến người bệnh lên cơn hen. Chúng tồn tại trong các vật dụng rất gần gũi với mọi người như trong áo quần, chăn màn, thảm, bàn ghế… khiến người bệnh dễ dàng hít vào đường thở và gây bệnh. Hãy chăm giặt ga trải giường, chăn màn, không để thú nhồi bông trên giường và thường xuyên phải giặt chúng trong nước ấm.

● Bạn đang nuôi thú cưng: Lông của một số loại thú cưng như chó, mèo là một trong số những dị nguyên thường gặp gây đợt kịch của bệnh hen suyễn. Vì vậy để giảm cơn hen tái phát bạn nên tắm cho thú cưng thường xuyên và rửa tay sau khi chơi đùa với thú cưng. Nếu bạn dị ứng nghiêm trọng với lông các loại thú cưng thì hãy xem xét đến việc có nên tiếp tục nuôi thú cưng hay không?

● Không quan tâm tới thời tiết: Đối với một số người bị bệnh hen thì thời tiết thay đổi là một trong những yếu tố kích hoạt cơn hen. Vì vậy, hãy theo dõi thời tiết thường xuyên để chuẩn bị trang phục hợp lý khi đi ra ngoài. Nếu bạn phải đi ra ngoài khi trời lạnh, hãy mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn và mang khẩu trang sẽ giúp tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu. Khi về nhà, rửa sạch mặt, chân tay và súc miệng. Dùng máy làm ẩm không khí để cho không khí phòng không bị khô.

● Mở cửa sổ khi lái xe: Các loại phấn hoa, bụi có thể bay vào trong ô tô và gây phiền toái cho bạn. Bạn cũng cần cẩn thận khi đỗ xe dưới tán cây bởi quần áo của bạn sẽ phủ đầy phấn hoa. Ngoài ra, nếu lái xe với cửa sổ mở trong mùa đông lạnh cóng, không khí lạnh cũng có thể gây co thắt khí quản và làm nặng thêm cơn hen.

● Trong nhà có gián: Phân gián, vụn cánh gián hay nước bọt khô của gián cũng có thể trở thành tác nhân gây ra hen suyễn ngay trong nhà bạn hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn. Nếu bạn bị bệnh hen, hãy hạn chế tác nhân này bằng cách không để thức ăn trong nhà, vệ sinh phòng ở nhà cửa sạch sẽ, diệt gián bằng thuốc an toàn.

● Lựa chọn sai chất tẩy rửa: Nếu có mùi quá hắc, hay mùi thơm quá nồng hoặc thuốc xịt chứa hóa chất đều có thể trở thành tác nhân gây kích ứng đường hô hấp và dẫn tới viêm, ho và khó thở. Vì vậy, những người đang mắc hen phế quản nên thay thế các loại chất tẩy rửa tổng hợp bằng cách sử dụng hỗn hợp giấm trắng hòa với nước để thay thế. Hỗn hợp này vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và là sự thay thế phù hợp cho các loại hóa chất tẩy rửa.

● Bạn không được tiêm phòng cúm: Nhiễm cúm có thể gây khiến bạn lên cơn hen và làm xấu đi của các triệu chứng hen suyễn. Trong thực tế, người lớn và trẻ em mắc hen suyễn có nhiều khả năng phát triển thành bệnh viêm phổi sau khi bị cúm hơn những người không có bệnh suyễn. Vì vậy để phòng bệnh hen suyễn, cứ sáu tháng hoặc 1 năm nên tiêm lại một liều vắc xin cúm để bảo vệ.

● Chỉ dùng thuốc khi lên cơn hen: Nhiều người bị hen có xu hướng ngừng uống thuốc khi họ cảm thấy hơn, tuy nhiên đây là lý do khiến bệnh hen của họ tái đi tái lại. Thuốc ngừa cơn hen phải được dùng hàng ngày kể cả khi không còn triệu chứng và ít nhất là 3 đến 6 tháng.

● Sử dụng thuốc dự phòng hen sai cách: Thuốc xịt dự phòng hen phải xịt đúng cách để thuốc đến được phế quản, khí quản. Tuy nhiên, thực tế nhiều bệnh nhân chỉ há mồm, xịt thuốc vào... má. Khi xịt thuốc người bệnh phải thở ra hết, ngậm miệng xung quanh ống xịt, bắt đầu hít vào thì phun thuốc. Nhưng nhiều người lại bấm chậm, hít vào gần hết mới bấm, hoặc khi thở ra mới bấm làm giảm lượng thuốc hít vào. Thậm chí nhiều người còn quên cả việc trước khi xịt phải lắc đều lọ thuốc. Việc dùng thuốc xịt không đúng cách vừa giảm tác dụng vừa có nguy cơ gây viêm họng, nấm họng…

image003

Đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài. Nguyên tắc cơ bản của Đông y là đẩy lùi bệnh phải tìm đến gốc bệnh, làm cho cơ thể khỏe mạnh lên để tăng sức đề kháng chống bệnh vì chính khí mạnh thì tà khí phải lui.

Theo Đông y, ho hen thường do hàn tà xâm phạm vào tạng phế gây nên. Muốn khỏi bệnh thì phải phát tán phong hàn, giải hàn, thông phế, bình suyễn.

Với hen suyễn - hen phế quản, Đông y cho rằng phải phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế, Thận, nhờ đó sức đề kháng của cơ thể tăng lên, các kháng thể tự sinh ra, ức chế các virus, tiêu viêm, khí quản và phế quản trở lại bình thường, đờm được tiêu trừ, hen không còn nữa.

Theo thuyết âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ, thổ sinh kim vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy, kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông, dưới đây là một bài thuốc đẩy lùi và ổn định bệnh hen suyễn, COPD lâu đời đã được y học hiện đại chứng minh tác dụng:

- Ngư tinh thảo có hiệu quả đối với áp xe phổi, bệnh ứ trệ ở phổi, các chứng viêm ở phổi.

- La bặc tử tiêu thực, hỗ trợ trị suyễn, giúp tiêu thực, trừ trướng (giáng khí), trừ đờm. Chữa các chứng thực tích, khí trệ ở trung tiêu, đàm suyễn khái thấu (ho suyễn có đàm) cho ho hen, và cắt cơn hen suyễn.

- Bạch giới tử - Hỗ trợ trừ đờm, trị ho, tiêu độc bởi vị cay, ôn; tác động vào kinh phế giúp ôn hóa hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh); lợi khí, hóa đàm, thông kinh lạc, tiêu thũng độc, hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, âm thư, lưu chú, loa lịch, đàm hạch.

- Xuyên bối mẫu vị đắng, tính hơi hàn qui kinh phế và tâm có tác dụng nhuận phế, hỗ trợ trừ đàm, chỉ khái trừ ho, thanh nhiệt và tán kết, trị các bệnh ngoài da như mụn nhọt, chốc lở. Xuyên bỗi mẫu từ lâu được dùng nhiều cho người ho do dị ứng thời tiết, ho cảm, ho gió, ho khan và ho có đàm hiệu quả.

- Bạch cập hỗ trợ trị giãn phế quản, phế ung (áp xe phổi) ho khạc ra máu

- Linh chi ổn định huyết áp, các bệnh tim mạch, suy nhược, trị phế hư hen suyễn ít người biết đến.

- Đông trùng hạ thảo giúp bình suyễn, hỗ trợ trừ đàm và phòng chống khí truất phế thũng. Theo quan điểm trong Đông y cổ, loài thảo dược này có khả năng "bảo phế, ích thận" và "dĩ lao khái". Nhiều tư liệu y học lâu đời của Trung Quốc có ghi: tác dụng của đông trùng hạ thảo là “Bảo vệ phổi, ích thận, cầm máu hóa đờm, trị được chứng ho đến lao lực mệt mỏi”. Các hiệu quả trong tác dụng của đông trùng hạ thảo đến hệ thống hô hấp tăng cường dịch tiết trong khí quản và trừ đờm, ức chế vi sinh vật có hại, nói cả vi khuẩn lao, làm trương nở những nhánh khí quản...rất tốt. Đồng thời giảm nhẹ các chứng bệnh như: thở khò khè, bệnh tim phổi và bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già, bệnh dãn truất phế quản song song kéo dài thời gian không tái sinh bệnh.

- Cây lá hen tác dụng hỗ trợ kháng viêm, tiêu độc, tiêu đờm, giáng nghịch trừ ho hiệu quả tốt cả với lá, hoa, vỏ thân, vỏ rễ của cây. Các hoạt chất trong lá hen như calotropin, α-amyrin, β-amyrin, taraxasterol… có nhiều tác dụng sinh học rất quý như tăng sức bóp cơ tim, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau, chống oxy hóa, phòng ngừa nhiễm khuẩn...

- Cốt khí củ tác dụng khu phong thông kinh, hóa đàm, chỉ khái chống viêm, giảm stress rất tốt.

Và một tin vui cho những người mắc hen phế quản, đó là hiện nay đã có sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho người hen suyễn, viêm phế quản - phổi tắc nghẽn mạn tính từ thảo dược có thể kiểm soát tái phát và đẩy lùi bệnh hiệu quả từ bài thuốc trên với liều lượng chuẩn hóa và tiện dùng hơn rất nhiều.

Dự phòng hen phế quản và COPD bằng sản phẩm thảo dược, người bệnh sẽ phải tuân thủ theo các liệu trình và chỉ định của bác sĩ. Thông thường một năm chỉ cần dự phòng từ 2 - 4 liệu trình. Mỗi liệu trình kéo dài từ 8 - 10 tuần.

Bạn nên xem thêm: Gợi ý sản phẩm thảo dược dành riêng cho người bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn 

COPDHEL CƯỜNG PHẾ

“Bạn thân” cho người bị hen suyễn, viêm phế quản
 image005
Sản phẩm COPDHEL Cường Phế kết hợp hài hòa các thành phần thảo dược hàng đầu: lá hen, đông trùng hạ thảo, ngư tinh thảo, la bặc tử, bạch giới tử, xuyên bối mẫu, linh chi, cốt khỉ củ… bào chế từ bài thuốc Đông y tối ưu công dụng thành phần mang lại hiệu quả cao dành cho người bị hen, viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

Đặc biệt, TPBVSK COPDHEL Cường Phế cải thiện rất tốt tình trạng ho, giúp loãng đờm ở người hen suyễn, COPD và dùng an toàn cho trẻ nhỏ trên 2 tuổi.

Sản phẩm COPDHEL hiện được bán tại các hiệu thuốc lớn và uy tín trên toàn quốc.

Hotline tư vấn: 0911.096.616 -  0246.296.1815

Sản phẩm được tiếp thị và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm FRIZE VIỆT NAM

Số QC: 00645/2019/ATTP-XNQC

Thực phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Ý kiến của bạn