Nghiên cứu đã chỉ ra những thay đổi trong hệ vi sinh vật đường ruột ở phụ nữ mang thai bị tăng đường huyết. Hệ vi sinh vật đường ruột là nguyên nhân gây ra những thay đổi cho bệnh đái tháo đường thai kỳ, cụ thể là gây ra căng thẳng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Các hormon nhau thai, bao gồm cortisol, estrogen và lactogen có thể chặn quá trình sản sinh insulin, gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và điều hòa lượng glucose bình thường trong cơ thể thai phụ.
Tìm thấy mối liên quan giữa hệ vi sinh đường ruột và bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Tiến hành nghiên cứu đối với hơn 40 phụ nữ mang thai tại một bệnh viện ở Trung Quốc (trong đó 1/2 số thai phụ bị mắc chứng đái tháo đường thai kỳ). Các nhà khoa học đã phân tích các mẫu bệnh phẩm, trình tự 16s rRNA từ mẫu vi sinh vật từ hệ bài tiết; và sử dụng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân proton đối với cơ quan chuyển hóa huyết tương, đồng thời dùng máy quang phổ cộng hưởng từ hạt nhân để thực hiện phân tích, các nhà khoa học phát hiện ra rằng: Các vi sinh vật được tìm thấy trong chất thải của bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có những thay đổi đáng kể: Một quần thể các Firmicutes của hệ vi sinh vật được phát hiện thấy có trong chất thải đã góp phần vào những thay đổi trong việc chuyển hóa huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng đã xác định được 5 chất chuyển hóa trong huyết tương, góp phần làm thay đổi hệ vi sinh vật trong hệ bài tiết của phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm: Axit lactic, glycerol, galactitol, proline và axit metylmalonic. Trong đó, proline, axit lactic, axit metylmalonic và glycerol có liên quan tới sự tăng đường huyết. Đặc biệt, nồng độ axit metylmalonic ở những phụ nữ đái tháo đường thai kỳ thấp hơn nhiều so với những phụ nữ khoẻ mạnh.