Thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc tiền chất pseudoephedrine (PSE) có trong thành phần của thuốc cảm cúm (TIFFY, DECOLGEN) bịlạm dụng để sản xuất ma túy tổng hợp. Để cộng đồng hiểu rõ hơn và có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, ngày 5/9, Bộ Y tế đa có văn bản số 5466/BYT-PC gửi các cơquan báo chí thông tin về công tác kiểm soát tiền chất PSE...
Thông tin của Bộ Y tế cho biết, tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành (Luật Phòng chống Ma túy ban hành năm 2000). Tuy nhiên tiền chất không phải là chất gây nghiện hay ma túy như một số phương tiện thông tin đại chúng đã nêu. Tiền chất luôn có tính hai mặt, vừa được buôn bán, sử dụng nhằm phục vụ công tác khám chữa bệnh, phục vụ đời sống dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, song nó cũng dễ bị lợi dụng vào sản xuất ma túy bất hợp pháp. Trên cơ sở thông lệ Quốc tế (Công ước 1988) pháp luật Việt Nam quy định 40 tiền chất cần quản lý, kiểm soát. Bộ Y tế quản lý 8 tiền chất, trong đó có tiền chất PSE, Bộ Công Thương quản lý 32 tiền chất.
Theo Bộ Y tế, từ năm 1997, Bộ Y tế đã ban hành Quy chế quản lý tiền chất. Việc quản lý tiền chất dùng làm thuốc của Bộ Y tế trong thời gian qua đến nay rất chặt chẽ, chưa để xảy ra thất thoát hay bị lạm dụng (Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và ma túy đã đánh giá Bộ Y tế là đơn vị quản lý chặt chẽ nhất trong các bộ, ngành có liên quan). Có được kết quả này là do có hệ thống quy chế, quy trình quản lý chặt chẽ từ việc xuất khẩu, nhập khẩu, dự trù mua, bán nguyên liệu đến thuốc thành phẩm đều phải được đồng ý của cơ quan quản lý như Ủy ban phòng chống ma túy Quốc tế, Văn phòng thường trực Phòng chống tội phạm và ma túy - Bộ Công an…
Về sản xuất, Bộ Y tế cho biết, các đơn vị chỉ được sản xuất thuốc có chứa tiền chất khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về cơ sở vật chất, con người và được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành; được duyệt dự trù mua nguyên liệu theo quy định tại Thông tư số 11/2010. Số lượng duyệt dự trù trên cơ sở báo cáo tồn kho của đơn vị, nguyên liệu đưa vào sản xuất xong mới được dự trù tiếp. Trong quá trình sản xuất phải theo dõi, báo cáo đầy đủ về số lượng hư hao, nếu hủy bỏ phải có Hội đồng giám sát theo đúng quy định. Ngoài ra, định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm, các cơ sở kinh doanh đều phải báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp. Do đó, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế khẳng định việc cấp phép nhập khẩu cũng như quy trình quản lý tiền chất thời gian vừa qua là chặt chẽ và đúng quy định của pháp luật. Nhờ vậy, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn thất thoát tiền chất vào sản xuất ma túy bất hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược kinh doanh buôn bán, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, gópphần phát triển kinh tế xã hội.
Tình hình dự trù và sử dụng PSE của một số nước trên thế giới tính đến 11/7/2011 và Việt Nam (số liệu sử dụng tính đến 1/7/2011)
|
Cũng liên quan đến vấn đề này, Bộ Y tế cho biết số lượng PSE đầu năm 2011 có tăng hơn so với đầu năm 2010 là do thuốc thành phẩm ở dạng phối hợp nhập khẩu giảm, thay thế tiền chất phenylpropanolamine đã bị cấm sử dụng và lưu hành ở Việt Nam, đồng thời yếu tố khách quan như thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường làm cho dịch cảm cúm bùng phát cho nên nhu cầu sử dụng thuốc cúm tăng.