Hà Nội

Liên hoan phim Berlin mang đậm màu sắc chính trị

20-02-2009 07:23 | Quốc tế
google news

Trung thành với truyền thống của mình, Liên hoan phim Berlin lần thứ 59 vẫn mang đậm nội dung chính trị.

Trung thành với truyền thống của mình, Liên hoan phim Berlin lần thứ 59 vẫn mang đậm nội dung chính trị. Trong số 18 phim tham gia tranh giải Gấu vàng cũng như dự thi trong các giải phụ khác thì các chủ đề chính vẫn là: Quá trình toàn cầu hóa cùng với những tiêu cực của nó, rồi đến chủ đề khủng bố, diệt chủng và cả những vấn đề lương thực, thực phẩm của con người.

Trước khi diễn ra Liên hoan phim lần này, chủ tịch ban giám khảo, nữ diễn viên người Scotland Tilda Swinton đã tuyên bố bà rất muốn thấy một bộ phim mang nội dung chính trị sẽ được trao giải Gấu vàng năm nay. Trước lễ trao giải vài giờ có 3 bộ phim được coi là có khả năng đoạt giải đó là : phim London river của đạo diễn Pháp Rachid Bouchareb. Tác phẩm đề cập đến bối cảnh những vụ khủng bố ở London hồi tháng 7/2005 trong câu chuyện cảm động của hai vợ chồng một người gốc châu Phi, một người Anh. Dù kết hôn giả nhưng họ đã vượt lên trên sự khác biệt để xích lại gần nhau trong việc đi tìm những đứa con bị mất tích của mình. Kế đến là phim The messenger của đạo diễn Mỹ, Oren Moverman kể lại chuyện hai binh sĩ được giao trách nhiệm về thông báo cho một gia đình biết con họ đã bị chết tại chiến trường Iraq. Sau cùng là bộ phim Storm (Bão tố) của đạo diễn Đức Hans-Christian Schmid cũng đã gây được những tình tiết hồi hộp khi đề cập đến một nội dung vẻ khô khan liên quan đến tòa án hình sự quốc tế La Haye, nơi xét xử các tội phạm chiến tranh.

 Phim La tela asustada (The Milk of Sorrow) của đạo diễn Claudia Llosa đoạt giải Gấu vàng.
Phim Gigante của đạo diễn Adrián Biniez, giải Gấu bạc - Đạo diễn xuất sắc nhất.
Birgit Minichmayr trong phim Alle Anderen (Everyone else) do Maren Ade làm đạo diễn, giải Gấu bạc - Nam diễn viên xuất sắc nhất.
Đạo diễn Asghar Farhadi, phim Darbareye Elly (About Elly), giải Gấu bạc - Nữ diễn viên xuất sắc nhất.

Nhưng cuối cùng, giải Gấu vàng đã về tay nữ đạo diễn trẻ tuổi người Peru Claudia Llosa, tác giả của bộ phim La teta asustada. Đây không phải là một bộ phim mang nội dung chính trị cổ điển. Nữ đạo diễn này đã gợi lại trong phim những vụ phạm tội xảy ra tại đất nước mình trong những năm 1980. Tác giả đã sử dụng thủ pháp ký sự theo phong cách hiện thực để nói lên nỗi kinh hoàng của một căn bệnh bí ẩn lan truyền cho trẻ em qua sữa mẹ. Nữ đạo diễn Claudia Llosa phát biểu trên sân khấu khi nhận giải: "Thật tuyệt vời... đây thực sự là một niềm vinh dự. Giải thưởng này là dành cho đất nước Peru chúng tôi". Bảng vàng năm nay cho thấy hơn bao giờ hết Liên hoan phim Berlin vẫn mang đậm nét chính trị.

Liên hoan phim quốc tế Berlin, còn được gọi là Berlinale là một trong những đại hội điện ảnh lớn nhất châu Âu và thế giới, đón nhận nhiều khách nhất. Liên hoan phim được tổ chức từ năm 1951 vào tháng 2 hàng năm.

Giải Gấu bạc dành cho diễn xuất được trao cho diễn viên người Mali Sotigui Kouyaté trong phim London river của đạo diễn Pháp Rachid Bouchareb. Bối cảnh của bộ phim là vụ khủng bố của những kẻ hồi giáo cực đoan tại London năm 2005, tuy nhiên bộ phim chủ yếu đề cập đến sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa và lòng bao dung của con người.

Giải đạo diễn xuất sắc nhất được trao cho đạo diễn người Iran, Asghar Farhadi, tác giả của bộ phim mang tên Elly. Bộ phim này kể lại cuộc du ngoạn thảm khốc của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu Iran. Nó đã giúp gợi nhắc đến địa vị của nam và nữ trong xã hội Iran cùng sự bất bình đẳng giới tính.

Cuối cùng The messenger của đạo diễn Mỹ Oren Moverman được trao giải kịch bản hay nhất với nội dung gợi lại nỗi đau của những gia đình Mỹ có con tử trận tại Iraq.

Vân Anh (Theo RFI, Berlinale)

 


Ý kiến của bạn