Hà Nội

Liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus) khiến 6 trẻ em ở Anh quốc thiệt mạng nguy hiểm thế nào?

06-12-2022 18:24 | Quốc tế
google news

SKĐS - Giới chức y tế ở Anh quốc khuyên cha mẹ và các trường học nên theo dõi nhằm ngăn ngừa nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (Strep A) sau khi đã có 6 trẻ em thiệt mạng vì căn bệnh.

3 loại vi khuẩn trong món cánh gà chiên của trường iSchool nguy hiểm thế nào?3 loại vi khuẩn trong món cánh gà chiên của trường iSchool nguy hiểm thế nào?

SKĐS - Theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang, đã tìm thấy 3 loại vi khuẩn trong cánh gà chiên của bữa ăn khiến hàng loạt học sinh ngộ độc ở trường iSchool Nha Trang, đó là vi khuẩn Salmonella spp; vi khuẩn Bacillus cereus; vi khuẩn E.coli.

Do các biện pháp phòng dịch COVID-19 như đeo khẩu trang hay giãn cách xã hội đã được nới lỏng ở Anh quốc, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (hay vi khuẩn Streptococcus nhóm A, gọi tắt là Strep A) vì thế cũng dễ lây lan hơn, với các ca bệnh tăng nhanh trong tháng qua.

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng từ nhẹ tới nghiêm trọng nhưng không gây tử vong đối với đa phần người nhiễm. Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A không phải lúc nào cũng có triệu chứng.

Liên cầu khuẩn nhóm A là vi khuẩn thường thấy ở họng và trên da. Khi nhiễm vi khuẩn, người bệnh thường sốt và viêm họng. Nhiều người nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây sang người khác thông qua ho, hắt hơi và tiếp xúc gần.

Theo CDC Mỹ, triệu chứng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A bao gồm đau khi nuốt, sốt, phát ban da, sưng amidan, sưng hạch. Có thể nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A ở nơi đông người như trường học và nhà trẻ.

Strep A, loại vi khuẩn thông thường khiến 6 trẻ em ở Anh quốc thiệt mạng nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Số ca nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A gia tăng ở Anh quốc, tới nay đã khiến 6 trẻ dưới 10 tuổi tử vong

GS. Beate Kampmann (chuyên ngành bệnh truyền nhiễm và miễn dịch nhi khoa, giám đốc Trung tâm Vaccine tại Trường Y các bệnh nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London) cho biết: "Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm hoi khi vi khuẩn sản sinh ra độc tố, độc tố có thể ngấm vào máu và gây ra triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết, viêm tim và sốc nhiễm độc dẫn tới suy nội tạng."

Theo CDC, để xác định xem có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A hay không, các bác sĩ lâm sàng thường hoặc sử dụng que test phát hiện nhanh mầm bệnh (RADT) hoặc xét nghiệm nuôi cấy họng.

Đối với kỹ thuật nuôi cấy, lấy mẫu đờm hoặc da đưa đi xét nghiệm để xem liệu có chứa vi khuẩn gây bệnh như Strep A hay không. Do độ nhạy khác nhau của RADT, nuôi cấy họng là xét nghiệm chẩn đoán ưu tiên.

Tương tự như vậy ở Vương quốc Anh, các bệnh nhiễm trùng thường được chẩn đoán bằng cách nuôi cấy lấy từ vị trí nhiễm bệnh – ví dụ như cổ họng, theo Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA).

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A thường có thể điều trị được bằng kháng sinh

Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A là thuật ngữ được dùng khi vi khuẩn Streptococcus nhóm A tấn công cơ thể, vượt qua hàng rào miễn dịch tự nhiên xâm nhập vào máu và trở nên nguy hiểm hơn.

Trong khi chưa có vaccine phòng ngừa lây nhiễm hay nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A, kháng sinh thường là biện pháp điều trị hiệu quả.

Theo phó giám đốc UKHSA Colin Brown, số ca mắc liên cầu khuẩn nhóm A năm nay cao hơn thường lệ. Đặc biệt số trường hợp ca nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A tăng lên ở trẻ em dưới 10 tuổi.

5 trẻ em đã tử vong ở nước Anh và 1 trẻ tử vong ở xứ Wales do liên cầu khuẩn nhóm A.

Dữ liệu từ UKHSA cho thấy tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A là 2,3 trường hợp/100.000 trẻ từ 1-4 tuổi tính từ giữa tháng 9 - giữa tháng 11 năm nay. Tỷ lệ này cao hơn gần gấp 5 lần so với 0,5% ở các mùa dịch trước đại dịch COVID-19 (từ 2017-2019).

Đối với trẻ em từ 5-9 tuổi, tỷ lệ mắc là 1,1 ca/100.000 trẻ em, so với 0,3% thời kỳ tiền đại dịch COVID-19.

Ở thời kỳ cao điểm 2017-2018, nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A đã khiến 4 trẻ dưới 10 tuổi ở Anh quốc tử vong.

UKHSA không cho rằng có chủng liên cầu khuẩn nhóm A mới đang lưu hành, mà số trường hợp mắc tăng lên chỉ là kết quả của vi khuẩn lưu hành và lây lan qua giao tiếp xã hội.

Mời độc giả xem thêm video:

Phòng bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh


Nguyễn Vân
(theo CNN Health)
Ý kiến của bạn